- Bố cục: Khung hình đứng, lấy mẫu làm trung tâm. Bạn có thể tuỳ ý lựa chọn góc máy sao cho phù hợp với khuôn mặt của mẫu.
Khung hình ngang, có thể áp dụng bố cục 1/3 theo hướng nhìn của ánh mắt.
Hạn chế cắt đầu, ngang cùi tay, cổ tay hay cắt ngang đầu gối,... - Ánh sáng: Có thể chụp hướng sáng trực tiếp vào khuôn mặt hoặc chụp ngược sáng, quan trọng là đủ sáng để nhìn rõ khuôn mặt. Tuỳ những tình huống mà người chụp có thể chọn góc chụp sao cho phù hợp với hướng sáng.
- Thiết bị: Dành cho những người đang sử dụng máy ảnh có thể thay ống kính, ưu tiên sử dụng ống kính có tiêu cự fix (trên Fullframe): 35mm, 50mm và 85mm,... tiêu cự càng dài thì khả năng xóa phông cành mạnh và vị trí đứng cách mẫu càng xa, tùy vào khả năng tài chính mà bạn lựa chọn khẩu độ cho hợp lý. Với khoảng 5tr đồng bạn có thể sở hữu được 1 ống kính chụp chân dung tương đối tốt. Có thể sử dụng len zoom với dài zoom trùng với khoảng tiêu cự trên hoặc dài hơn: 24-70,24-105, 70-200, 80-200,...
- Thiết lập: Trên máy chọn Mode A/Av(tùy máy) Ưu tiên khẩu độ, thường sử dụng mode này trong điều kiện ánh sáng tốt (chụp ngoại cảnh: công viên,đường phố, bãi biển,...). Nếu bạn muốn làm nổi bật khuôn mặt của mẫu, xóa phông mạnh thì để ở khẩu độ lớn nhất của ống kính, có thể khép khẩu 1 chút để được độ nét tốt tùy vào từng ống kính. Các thông số khác nên để Auto: Tốc độ, ISO, WhiteBaland,...
Setup đo sáng điểm, đo nét trung tâm, bật tính năng nhận diện khuôn mặt (nếu có).
Những điều lưu ý khi chỉnh sửa ảnh chân dung:
* Crop, xoay để đúng khung hình, mặt mẫu dễ nhìn.
* Làm mịn da, xóa điểm xấu trên khuôn mặt (mụn, sẹo,...)
* Tăng contras, cân chỉnh điểm trắng, điểm đen để tấm hình trong hơn...
* Tạo hiệu ứng, màu sắc vào hình để đa dạng hơn!
Tùy khả năng của bạn mà chỉnh sửa, không nhất thiết phải làm đúng những điều trên, cố gắng chụp sao cho hình nét đúng và đủ sáng!
Trong khi chụp, cố gắng chụp được tấm hình đẹp nhất, đừng ỷ lại cho việc chỉnh sửa (Photoshop) quá nhiều. Nếu chưa quen tay thì nên chụp nhiều tấm để bắt khoảnh khắc, 1 khung cảnh nên chụp từ 3 đến 5 tấm và lựa ra tấm hình đẹp nhất, sau này lên tay thì có thể chụp ít lại (thường là vậy)!
Nên có chuẩn bị cho mẫu trước chụp: Quần áo, váy, makeup, phụ kiện(hoa, nón, kiếng,..) Trong lúc chụp thì nên có những câu nói vui, chọc gẹo để mẫu cười tự nhiên. Một vài kiểu setup chụp chân dung phổ biến: Chân dung với áo dài, váy đầm , áo yếm,... Địa điểm: Công viên, cánh đồng cỏ lau, hồ sen hay những con đường trong thành phố,...Có thể tham gia với các nhóm nhiếp ảnh, tham gia offline, chụp càng nhiều sẽ rút được kinh nghiệm và ngày càng lên tay!
Ý kiến bạn đọc