VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

THỦ THUẬT SỬ DỤNG ÁNH SÁNG ĐƠN GIẢN TRONG NHIẾP ẢNH

Đăng lúc: . Đã xem 23679 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Đo sáng
THỦ THUẬT SỬ DỤNG ÁNH SÁNG ĐƠN GIẢN TRONG NHIẾP ẢNH

THỦ THUẬT SỬ DỤNG ÁNH SÁNG ĐƠN GIẢN TRONG NHIẾP ẢNH

vuanhiepanh.com Chúng ta thường nghe các nhiếp ảnh gia nói về các vấn đề như "ánh sáng tốt" hoặc "chờ đợi một thời điểm" sao cho "ánh sáng phù hợp" ... để có thể tạo ra những tác phẩm đẹp, nhưng ý nghĩa của những khái niệm này là gì? Mời các bạn tìm hiểu qua các thủ thuật sử dụng ánh sáng dưới đây.

1/ Mầu sắc của ánh sáng (Color of light)

Tùy từng thời điểm trong ngày, tùy theo mùa và tùy theo nguồn sáng "tự nhiên" (từ mặt trời) hay "nhân tạo" (từ đèn chiếu, flash) mà mầu sắc của chủ đề sẽ thay đổi. Mắt thường không thể phát hiện được những khác biệt như vậy, nhưng ống kính máy ảnh lại phân biệt được. Biết chọn thời điểm chụp thích hợp sẽ cho những bức ảnh màu rất ấn tượng.
Màu sắc những ngôi nhà cổ rực rỡ dưới ánh nắng buổi xế chiều ( khoảng 3 đến 4 giờ chiều)

2/ Nhiệt độ của mầu sắc (color temperature)

Chúng ta có thể cảm nhận được các tông mầu lạnh (ví dụ mầu xanh lam) hoặc tông màu ấm (đỏ hoặc vàng cam). Nói chung, ảnh với các tông mầu có nhiệt độ ấm thường trông hay hơn . Điều này lý giải vì sao các nhiếp ảnh gia thường chọn thời điểm chụp ảnh ngoài trời vào khoảng vài giờ sau bình minh hoặc vài giờ trước lúc mặt trời lặn (những giờ vàng cho nhiếp ảnh).
Ảnh (P) sử dụng filter cho tông màu ấm hơn
Ảnh có tông màu ấm chụp lúc mặt trời đang mọc
 

3/ Độ tương phản (contrast)

Khi chúng ta nhìn cảnh vật, đồng tử của 2 mắt chúng ta sẽ tự động giãn to hay thu nhỏ lại tùy theo mức độ sáng của cảnh vật đó (giãn, khi thiếu sáng và, thu nho, khi quá sáng) mục đích để cung cấp cho mắt những hình ảnh thật rõ các chi tiết. Máy ảnh không có khả năng tinh tế như mắt người, do đó, máy ảnh không thể phân biệt được nhiều chi tiết bằng mắt người trong các vùng quá tối hoặc quá sáng. Tóm lại, khi cảnh vật quá nhiều tương phản (ảnh chụp dưới ánh nắng gắt, dưới ánh đèn pha, nhiều vùng quá sáng bên cạnh những vùng quá tối), máy ảnh sẽ không ghi được đầy đủ chi tiết như mắt người.
Môt ảnh chân dung quá nhiều tương phản  

4/ Kiểm soát nhiệt độ của mầu sắc (Controlling color temperature)

Chúng ta có thể thay đổi mầu của ánh sáng bằng cách điều chỉnh White Balance (WB) trên máy ảnh hoặc gắn thêm trước ống kính máy ảnh một loại kính lọc chỉnh mầu (CC filter - Color Corection filter). Chỉnh WB ở chế độ "cloundy" hoặc "shade", hoặc lắp thêm kính lọc loại 81-series orange filter trước ống kính sẽ làm cho bức ảnh có tông mầu ấm hơn. Muốn có kết quả ngược lại (tông lạnh hơn), chỉnh WB qua chế độ "natural daylight" hoặc incandescent", hoặc dùng kính lọc 80-series blue filter.
Kính lọc 81 - series orange cho ảnh có tông màu ấm hơn
 
 
White balance menu trên máy ảnh
 
kính lọc 80-series blue filter
 

5/ Ánh sáng cho ảnh phong cảnh

Ảnh phong cảnh càng nhiều độ tương phản bao nhiêu sẽ càng có chiều sâu, càng đẹp hơn bấy nhiêu.
Ảnh phong cảnh càng tương phản, càng nhiều chiều sâu càng thêm ấn tượng

6/ Thời tiết

Những ngày trời có nhiều mây, râm mát, cảnh vật sẽ có ít độ tương phản hơn những ngày có nắng. Sương mù, hơi nước cũng làm cho cảnh vật có ít độ tương phản.
Sương mù làm phong cảnh ít tương phản nhưng lại trở nên thơ mộng huyền ảo hơn

7/ Ánh sáng cho ảnh chân dung

Ánh sáng thích hợp nhất cho ảnh chân dung là ánh sáng dịu, ánh sáng phân tán, ví du, ngày không có nắng hoặc đèn chiếu gián tiếp qua một soft box hoặc dù, hoặc phản chiếu từ một bề mặt sáng.
Ánh sáng thích hợp cho ảnh chân dung : dịu và phân tán
Soft Box
 

8/ Hướng chiếu sáng.

Hướng của nguồn sáng chiếu vào chủ đề sẽ làm rỏ các chi tiết trên bề mặt chủ đề (mặt trơn láng hay nhiều kết cấu), cũng quyết định bóng của chủ đề sẽ trông như thế nào và đổ về phía nào (giúp cho người xem cảm nhận được chiều sâu của bức ảnh). Chúng ta có thể ứng dụng hướng chiếu sáng để tạo ra những hiệu ứng nghệ thuật như silhouette, hoặc tạo viền, hào quang rực rỡ xung quanh chủ đề.
Viền sáng quanh chủ đề (chiếu sáng sau chủ đề)
 

9/ Hướng chiếu sáng từ phía bên chủ đề

Chiếu sáng chủ đề từ một bên sẽ giúp cho bức ảnh của bạn như có không gian 3 chiều rất rõ rệt. Ánh sáng từ phía bên sẽ nhấn mạnh bóng của chủ đề để tạo thêm chiều sâu.
 

10/ Kết cấu (texture)

Chiếu sáng chủ đề từ phía bên cũng tạo được nhiều tương phản để làm nổi bật các kết cấu trên bề mặt chủ đề như các chất liệu công ngiệp, vỏ cây hoặc đường gân của chiếc lá.
Ảnh chân dung đen trắng nhiều tương phản trông rất ấn tượng
Kết cấu: những đường gân lá nổi bật cho hình ảnh rất ấn tượng vì nguồn sáng từ phiá bên

11/ Hướng chiếu sáng phía trước chủ đề

Đây là hướng sáng cho kết quả tệ nhất vì làm chủ đề có vẻ phẳng hơn, làm mất bóng của chủ đề và ảnh không còn độ tương phản
Hướng chiếu sáng trước chủ đề: cảm giác khuôn mặt phẳng hơn, mất bóng tối

12/ Hướng chiếu sáng từ phía sau chủ đề

Mặc dù chúng ta thường được khuyên nên chụp ảnh với nguồn sáng phía bên của chủ đề, nhưng với ánh sáng chiếu từ sau chủ đề (chủ đề ở giữa nguồn sáng và ống kính máy ảnh) cũng sẽ cho kết quả rất ấn tượng, tạo các ảnh bóng đen (silhouette) với các viền sáng rực rỡ quanh chủ đề.
Silhouette

13/ Các ảnh hưởng của mùa trong năm

Ở các vùng có đủ bốn mùa, vào cuối thu, mùa đông hay đầu xuân, mặt trời không hoàn toàn nằm trên đỉnh đầu, ánh sáng thường chiếu xuống mặt đất từ phía bên. Trái lại, vào mùa hè, mặt trơi lên rất nhanh và rất cao.
Ánh sáng mùa đông

14/ Ảnh phong cảnh chụp theo từng mùa.

Mùa đông là mùa thích hợp nhất để chụp ảnh phong cảnh vì mặt trời thấp, rất lý tưỡng để nhấn mạnh hình thể của chủ đề, làm nổi bật kết cấu của chủ đề và tạo nhiều chiều sâu cho ảnh.
Ảnh (P) chụp với polarizing filter có rất ít phản chiếu cuả bầu trời, giúp  thấy rõ đáy con suối
Ảnh (T) chụp với polarizing filter, mặt kính toà cao ốc ít phản chiếu ánh nắng và ít lóe sáng hơn

15/ Gỉai quyết các hình ảnh bị phản chiếu

Muốn làm mất các hình ảnh phản chiếu hoặc các tia lóe sáng trên các chủ đề có bề mặt nhẵn bóng (nhựa, kính, kim loại, mặt nước ...), bạn có thể dùng kính lọc phân cực (polarizing filter).
 
(Nguồn: Digital photography 500 Hints, Tips, and Techniques - Chris Weston)
Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.4/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close