1. ẢNH BỊ MỜ:
Nếu bạn gắn vào một len có tiêu cự dài, hoặc một lens tele và chụp một bức ản thì bạn sẽ nhận ra là việc giữ cho chủ thể ở 1 vị trí trong khung hình khó hơn khi bạn chụp với 1 lens bình thường. Sở dĩ có việc này là do các càng dài thì góc chụp càng hẹp (có nghĩa là vùng xung quanh chủ thể sẽ ít) và các di chuyển dù nhỏ cũng được phóng đại lên và làm cho tấm ảnh bị mờ. Nếu máy hoặc lens của bạn có chức năng chống rung thì hãy sử dụng để hạn chế ảnh bị mờ, nhưng nói chung thì lens có tiêu cự càng dài thì tốc độ tối thiểu để ảnh không bị mờ càng tăng. Bởi vậy hãy chọn và sử dụng khẩu độ sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Nếu máy của bạn là loại APS-C (crop) thì bạn sẽ phải nhân hệ số với tiêu cự gốc (của lens) để có được khẩu độ thật sự khi lắp vào máy (1.5x với Nikon và 1.6x với Canon). Những máy 4/3 của Olympus và Panasonic có hệ số nhân khẩu độ là 2x. Sau khi biết được tiêu cự thật khi lắp vào máy thì tốc độ tối ưu cho lens được tính bằng 1 giây chia cho tiêu cự. Ví dụ khi lắp lens có khẩu độ 50mm vào máy Nikon D5200 thì tốc độ tối ưu cho lens là 1/75s.
2. Độ sâu trường ảnh (DOF) quá dày.
Đối với một số thể loại ảnh, ví dụ như phong cảnh, tấm ảnh sẽ trông đẹp hơn khi toàn bộ khung cảnh đều sắc nét. Điều này có thể đặt được bằng việc lấy nét cẩn thận và dùng độ mở khẩu nhỏ, ví dụ như f/22 để có độ sâu trường ảnh lớn (là vùng mà ảnh vẫn nét bên ngoài vị trí đã lấy nét)
Tuy nhiên, đôi khi bạn lại muốn cô lập chủ thể với các vật xung quang bằng cách làm phông nền mờ đi, việc này cần phải có độ mở khẩu lớn ví dụ như f/5.6 hoặc thâm chí là f/2.8.
Hiệu ứng này thường được sử dụng trong ảnh chân dung để cô lập chủ thể khỏi những phông nền rối mắt và làm tăng sự tập trung.
Nếu bạn thấy mức độ mờ của phông nền chưa đúng với ý bạn thì có 2 lựa chọn, 1 là tăng khẩu độ, 2 là tăng tiêu cự vì khi tiêu cự tăng thì độ sâu trường ảnh sẽ tăng theo.
3. ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH QUÁ NÔNG.
Nếu bạn chụp với khẩu độ lớn để có thể chụp với tốc độ có thể bắt được chuyển động thì bạn sẽ thấy rằng độ sâu trường ảnh sẽ nông, đặc biệt là khi bạn dùng những lens có tiêu cự dài hoặc khi chủ thể quá gần.
Một số trường hợp thì độ sâu trường ảnh hẹp rất có hiệu quả, nhưng vẫn có một số trường hợp bạn cần độ sâu nhiều hơn.
Có nhiều cách để xử lí vấn đề này, ví dụ như tăng độ nhạy sáng (ISO) để có thể khép khẩu lại đồng thời vẫn giữ được tốc độ.
Nhưng nếu bạn muốn giữ độ nhiễu ảnh ở mức tối thiểu thì bạn nên chuyển qua một lens có tiêu cự nhỏ hơn, vì những lens có tiêu cự ngắn hoặc những lens góc rộng sẽ cho độ sâu trường ảnh sâu hơn so với lens tiêu cự dài ở cùng độ mở khẩu.
4. CHÂN DUNG BỊ MÉO.
Những ống góc rộng thật sự hữu dụng khi bạn muốn chụp một khung cảnh rộng lớn nào đó, hoặc khi bạn chụp ở những ngôi nhà chật hẹp, nhưng đối với ảnh chân dung thì ống góc rộng không phải là sự lựa chọn tốt.
Vấn để ở đây là những vật thể ở gần lens sẽ trông to hơn rất nhiều so với những vật thể chỉ xa hơn dù chỉ 1 tí và với ảnh chân dung thì thường kết quả sẽ là một "quả" mũi to đùng phía sau là một cặp mắt tí nị trên một khuôn mặt hết sức "mi nhon" quá cỡ. Nghe có vẻ không được hấp dẫn cho lắm. Trừ phi là bạn thích thế.
Để có kết quả tốt nhất hãy dùng lens có tiêu cự thật (khi đã gắn vào máy) tầm khoảng 70-100mm, lens 85mm thường là sự lựa chọn phổ biến của những người xài máy full-frame. Trong khi đó những người xài APS-C với ống kit 18-55mm thì khoảng tiêu cự cuối của lens là thích hợp nhất với Nikon thì khoảng tiêu cự cuối sẽ là 82.5 và Canon thì là 88mm. Một lens tiêu cự dài cũng cho phép bạn có 1 khoảng cách khá xa với mẫu và giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.
5. HIỆU ỨNG KEYSTONE.
Hiệu ứng keystone (một cách nói khác là converging vertical) là hiệu ứng cửa luật phối cảnh khi mà phần dưới của một toà nhà trông lớn hơn so với phần đỉnh. Hiệu ứng này sẽ tạo ra những tấm ảnh có cảm giác mạnh, đặc biệt khi bạn lại gần một toà nhà và chụp lên với một ống góc rộng để miêu tả sự to lớn của toà nhà.
Tuy nhiên, khi bạn lùi lại để lấy cả những vật xung quanh thì hiệu ứng vẫn có và làm cho tấm ảnh trông như bị gập lại.
Một cách để tránh hiện tượng này là giữ cho sensor của lens song song với mặt đứng của toà nhà bởi nguyên nhân của hiệu ứng keystone là do góc nghiêng của camera. Nếu có thể hãy lùi lại đủ xa để có thể lấy toàn bộ toà nhà mà không phải nghiêng máy, sau đó bạn có thể chọn lens với khẩu độ phù hợp với bố cục mà bạn muốn chụp hoặc có thể chụp với ống góc rộng và sau đó crop lại tấm ảnh. Ngược lại, nếu không dủ chỗ để lùi lại thì bạn có thể dùng những phần mềm như Adobe Photoshop, để kéo giãn tấm ảnh lại về với hình dạng chuẩn.
Bí quyết khi chụp ảnh những toà nhà là 1 là có hiệu ứng keystone cực mạnh 2 là tránh hoàn toàn, keystone nửa mùa trông không được hấp dẫn trong thể lại này.
6. KHÔNG LẤY NÉT GẦN ĐƯỢC.
Một điều mà bạn có thể nhận thấy khi chuyển từ máy compact sang DSLR là bạn không thể lấy nét ở khoảng cách gần như bạn vẫn thường hay lấy nét khi chụp macro.Cách tốt nhất để có thể chụp một vật thể mà khi lên hình có kích cỡ như đời thật đó là dùng ống macro (đã có một bài phân tích về ống macro). Cách này thì hơi tốn kém, có một loại lens close-up trông giống như filter gắn vào đầu lens có thể cho ta kết quả tương tự với ống macro nhưng lại kinh kế hơn.
Một giải phát kinh tế hơn đó là sử dựng ống mở rộng (extension tube), ống này gắn giữa lens và camera và biến một ống bịnh thường thành một ống macro.
7. KHẨU ĐỘ THAY ĐỔI KHI ZOOM.
Trừ khi bạn có một ống zoom đắt tiền cực xịn với một khẩu độ, không thì bạn phải để ý khẩu độ thay đổi khi zoom đến tiêu cự cuối của lens.
Một lens tầm trung bình, ví dụ, sẽ có khẩu độ tối đa là f/3.5 ở khoảng góc rộng của khoảng zoom và f/5.6 ở khoảng tele.
Điều này có nghĩa là độ mở tối đa sẽ thay đổi khi ta zoom từ tiêu cự ngắn nhất (góc rộng) cho đến tiêu cự dài nhất (tele)
Nếu bạn chụp ở chế độ Av (ưu tiên khẩu) hoặc một chế độ tự động nào đó, tốc độ sẽ tự thay đổi và độ sáng của tấm ảnh sẽ không bị ảnh hưởng nhưng hãy cẩn thận tốc độ tối thiểu để không bị rung ảnh.
Nếu bạn chụp ở chế độ Maunual thì tấm ảnh sẽ tối hơn khi bạn zoom gần lại nếu bạn không chỉnh lại tốc độ tương ứng.
8. FLARE
Flare có thể làm giảm độ tương phản của tấm ảnh và tạo nên một vùng sáng trong tấm ảnh. Flare được tạo ra khi ánh sáng vào lens từ nhiều góc khác nhau và phản chiếu bên trong cấu tạo quang học của lens.
HIện tượng này xảy ra khi có một nguồn sáng nằm ngay rìa của tấm ảnh (mặt trời, đèn đường …) hoặc có ánh sáng đi qua các lớp yếu tố trước lens (filter …). Do có góc chụp rộng nên flare là một vấn đề thường gặp với các ống góc rộng.
Một điều may mắn là có một giải pháp cực đơn giản cho vấn đề này: hood. Nhiều lens khi mua sẽ kèm theo hood, nếu không có bạn có thể mua giá cả cũng không quá cao hoặc có thể tự làm.
Hoặc bạn có thể dùng tay để che ánh sáng y như cách bạn che mắt khi ánh sáng quá chói.
9. MÁY MẤT CÂN BẰNG VỚI NHỮNG LENS TELE.
Những ống tele dài thường khá nặng và nếu bạn gắn máy vào tripod thì bạn phải giữ máy lại vì lens sẽ chúi xuống.
Cách gỉải quyết là chuyển điểm mà bạn gắn máy vào tripod về phía trước để trọng lượng giữa máy và lens cân bằng. Thường khi mua những lens này ta sẽ được kèm theo một cái vòng để gắn vào tripod, nhưng nếu lens của bạn không có thì bạn có thể mua rời.
Một lợi thế nữa khi dùng vòng này là ta có thể dễ dàng xoay camera đứng và ngược lại. Điều này là một lợi thế đặc biệt khi ta dùng để chụp ảnh thể thao hay chụp ảnh tự nhiên hoang dã khi mà sự phản xạ nhanh nhạy là hết sức quan trọng.
10. VIGNETTING.
Hầu hết lens khi chụp ở độ mở khẩu lớn đều làm cho tấm ảnh bị tối ở 4 góc. Tuy hiệu ứng vignette này là một vết ám do lens nhưng trông vẫn có điểm đặc biệt và thậm chí nhiều người còn thêm hiệu ứng này vào để tăng độ tập trung vào chủ thể. Nếu bạn muốn tránh hiệu ứng này thì bạn phải khép khẩu lại một ít.
Vignette có thể do hood khi mà ta chưa vặn hood vào đúng khớp hoặc do rìa của filter khi chưa sát vào lens. Và như vậy sẽ tạo ra những cái bóng thừa ở phần rìa tấm ảnh - đặc biệt là với ống góc rộng. Để có kết quả tốt nhất thì ta nên dùng hood được thiết kế riêng cho lens.
11. ẢNH BỊ SOFT.
Nếu bạn soi một tấm ảnh ở độ zoom 100% trên máy tính thì bạn sẽ nhận ra rằng những tấm ảnh được chụp ở khẩu độ lớn nhất hoặc nhỏ nhất sẽ không được nét bằng những tấm ảnh chụp với khẩu độ ở khoảng giữa.
Nếu bạn muốn biết tầm khẩu độ tối ưu của lens, hãy thử chụp 1 tấm ảnh với bố cục điểm lấy nét giống nhau nhưng khẩu độ khác nhau, sau đó lên máy tính kiểm tra ở độ zoom 100% để xem tiêu cự nào là nét nhất, khoảng khẩu độ mà ảnh nét nhất là khoảng khẩu độ tối ưu của lens. Sau khi kiểm tra bạn sẽ thấy độ nét tăng dần sau đó lại giảm dần khi ta khép khẩu dần dần.
Ý kiến bạn đọc