1. Fill in flash (tạm dịch: nháy bổ trợ) Đây là kỹ thuật được sử dụng để làm sáng các vùng bóng tối quá tương phản. Ví dụ khi bạn chụp hình ngoài trời và có bóng đổ trên chủ thể hoặc trên hốc mắt, mũi người mẫu thì chúng ta sử dụng flash bổ trợ. Bức ảnh của bạn sẽ được cải thiện đáng kể khi vận dụng đúng cách kỹ thuật "nháy bổ trợ".
Bức ảnh "Dreams" (tạm dịch: Những giấc mơ) (Ảnh: Yousef) |
2. Sử dụng vật tản sáng Đôi khi, công suất của đèn flash quá lớn sẽ dẫn đến bức hình bị cháy sáng. Do đó, chúng ta cần dùng một tấm vật liệu nào đó để làm giảm sáng, tản sáng flash ra xung quanh. Hầu hết các máy chụp ảnh DSLR đều cho phép một vật tản sáng gắn phía trên đèn flash. Sẽ hơi khó tìm vật tản sáng cho máy compact, nhưng trên thị trường vẫn có bán mặt hàng này. Chúng có giá khá rẻ và lại cho hiệu quả sử dụng cao.
Bức ảnh "Alena và Serge" do Tatiana Garanina chụp |
|
3. Bounce flash (tạm dịch: đánh bounce) Đây là kỹ thuật thông dụng thường được sử dụng khi chụp chân dung, đám cưới, sự kiện... Bằng việc hướng đèn flash lên trần nhà, tường hoặc vật nào đó gần bạn sẽ tạo hiệu ứng hắt sáng nhẹ và dịu hơn so với đánh flash trực tiếp. Một số điều cần lưu ý là bạn phải phán đoán hướng đi chính xác của ánh sáng đến vật cần chụp và màu sắc của tường khi thực hiện đánh bounce. Nếu trần nhà không sơn trắng thì khi ánh sáng hắt trở lại sẽ có màu của trần. Một điều thú vị, khi áp dụng kỹ thuật này với trần nhà bằng gỗ sẽ cho bức ảnh của bạn trở nên ấm áp hơn.
Bức “Shawl & Wall” (Ảnh: DailyTravelPhotos) |
(Ảnh: Suburble) |
4. Thiết bị flash rời Đây là cách duy nhất để chụp bức ảnh đẹp nếu bạn không sử dụng vật tản sáng hoặc kỹ thuật đánh bounce. Tuy nhiên, để thực hiện kỹ thuật này, chúng ta cần có sự đầu tư về thiết bị: đèn flash rời, cục nhạy quang, cục phát sóng hồng ngoại, chân đế... Thiết bị flash rời có thể được gắn trên nóc máy (hot shoe), trên chân đế đèn flash hoặc chân đế được bắt dưới đế máy ảnh.
(Ảnh: Rogue Robot) |
(Ảnh: thewonderoflight) |
Ý kiến bạn đọc