VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Khẩu độ tối thiểu

Đã xem 4822

Khẩu độ’ dùng để chỉ một nhóm các lá nhỏ được tích hợp vào ống kính. Dù có kích thước nhỏ, khẩu độ đóng vai trò rất quan trọng trong biểu đạt nhiếp ảnh. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)

vuanhiepanh.com
 

Cơ Chế & Hiệu Quả của Khẩu Độ

Điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào thân máy ảnh và kiểm soát hiệu ứng nhòe nền sau

Được tích hợp vào ống kính, khẩu độ là một bộ phận quan trọng điều chỉnh lượng ánh sáng đến được cảm biến hình ảnh bằng độ mở của nó. Lượng ánh sáng lớn đi vào khi khẩu độ mở, trong khi cường độ ánh sáng sẽ giảm khi khẩu độ được thu hẹp. Phạm vi độ mở được gọi là ‘giá trị khẩu độ,’ và mối quan hệ giữa giá trị này và chuyển động của khẩu độ được minh họa trong bảng bên dưới.

Bên cạnh chức năng của nó như một cái “van” điều tiết ánh sáng, khẩu độ cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh khu vực lấy nét. Khi khẩu độ được mở rộng, nó sẽ cô lập nền trước với nền sau làm cho đối tượng ở nền sau trở nên sắc nét và đối tượng ở nền sau bị nhòe đi. Ngược lại, khi khẩu độ nhỏ, nó sẽ làm cho tất cả đối tượng ở nền trước lẫn nền sau được sắc nét. Khu vực lấy nét được gọi là ‘độ sâu trường ảnh.’

Khẩu Độ Lớn

 
vuanhiepanh.com

Khi bạn chụp ảnh với khẩu độ được mở hết, khu vực lấy nét trở nên hẹp hơn, và nền sau bị nhòe đáng kể.

Aperture-priority AE (f/1.8, 1/1000 giây)

 
 

Mối Quan Hệ Giữa Độ Mở Khẩu Độ & Giá Trị Khẩu Độ

 

vuanhiepanh.com

Số f là giá trị cho biết kích thước mở tạo bởi các lá khẩu. Độ mở càng hẹp, số f càng lớn. Việc điều chỉnh độ mở này được gọi là ‘mở khẩu’ hoặc ‘giảm khẩu.’

 

Khẩu Độ Nhỏ

 
vuanhiepanh.com

Bằng cách chụp ảnh với khẩu độ nhỏ, kết quả sẽ là ảnh sắc nét cả ở nền trước lẫn nền sau.

Aperture-priority AE (f/11, 1/320 giây)

 
 

Hãy cẩn thận không giảm khẩu quá mức

Lưu ý rằng chất lượng hình ảnh có thể bị giảm nếu sử dụng khẩu độ không chính xác. Khi bạn giảm khẩu quá nhiều, hiện tượng ‘nhiễu xạ’ sẽ xuất hiện, dẫn đến phản xạ không đều quanh các lá khẩu. Điều này là do độ mở quá hẹp để ánh sáng đi qua. Nói chung, giá trị khẩu độ f/8 đến f/11 là đủ ngay cả khi bạn muốn tạo ra một ảnh sắc nét với khu vực lấy nét rộng, chẳng hạn như ảnh phong cảnh.

vuanhiepanh.com

Với máy ảnh được cố định, tôi chụp vài ảnh từ cùng vị trí trong khi thay đổi giá trị khẩu độ. Hai ảnh ở bên phải là ảnh phóng to của khu vực được cho biết bởi khung màu đỏ. Ở đây, bạn có thể thấy rằng ảnh chụp ở f/8 xuất hiện sắc nét hơn ảnh chụp ở f/22.

 
 
vuanhiepanh.com

 

Ở f/8.0

vuanhiepanh.com

 

Ở f/22

 
 

Khẩu độ tối đa của một ống kính có nghĩa là gì?

Khẩu độ tối đa của một ống kính là chức năng nghịch đảo của đường kính hiệu dụng của ống kính chia cho độ dài tiêu cự. Giá trị này thường được dùng để cho biết độ sáng khi khẩu độ được mở hết, với giá trị càng nhỏ thì càng hiệu quả để chụp ở một địa điểm thiếu sáng. Ngoài ra, giá trị khẩu độ tối đa có thể khác nhau tùy độ dài tiêu cự trên một số ống kính zoom.

vuanhiepanh.com

Nếu khẩu độ tối đa của một ống kính là f/3.5, giá trị này được cho biết dưới dạng ’1:3.5′ trên ống kính. Nếu nó cho biết ’1:3.5-5.6′ trên ống kính zoom, thì có nghĩ là khẩu độ tối đa là f/3.5 ở đầu góc rộng, và f/5.6 ở đầu tele.

 






















Linh tinh – Khu vực lấy nét thay đổi theo giá trị khẩu độ

vuanhiepanh.com

 

f/2.8

vuanhiepanh.com

 

f/4.0

vuanhiepanh.com

 

f/5.6

vuanhiepanh.com

 

f/8.0

vuanhiepanh.com

 

f/11

vuanhiepanh.com

 

f/16

vuanhiepanh.com

 

f/22

Trong ví dụ này, tôi lấy nét ở bóng râm của cái đàn và chụp vài ảnh với giá trị khẩu độ khác nhau. Như minh họa, khi giá trị khẩu độ tăng, một khu vực rộng hơn được lấy nét và hiệu ứng bokeh ở nền sau sẽ giảm. Khu vực được lấy nét được gọi là ‘độ sâu trường ảnh.’ Một ảnh có khu vực lấy nét rộng được mô tả là có ‘nét sâu,’ trong khi ảnh có khu vực lấy nét nhỏ có ‘nét nông.’

 
 

Từ khóa: Khẩu độ tối thiểu, Thuật ngữ, Thuật ngữ nhiếp ảnh

Đã xem 4822
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
5 Click để đánh giá bài viết
 
Close