VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Lễ hội đền mẹ Âu Cơ
1238

Lễ hội đền mẹ Âu Cơ

Đền mẫu Âu Cơ thuộc xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ.Lễ hội được tổ chức vào mùng 7/1 âm lịch hàng năm.

Lễ hội, bởi Ban tổ chức lễ hội Đền mẫu Âu Cơ thuộc xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ.
Từ đến
(tức bắt đầu vào ngày 7/1 âm lịch)

Xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ
Không giới hạn khách
Đã xem 1238
Tổng số điểm của sự kiện là: 5 trong 1 đánh giá
5  Click để đánh giá sự kiện
Đền mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ được xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Hàng năm, không chỉ người dân trong vùng mà cả du khách thập phương từ nhiều nơi khác cùng hội tụ về đây vui đón Lễ hội Đền mẫu Âu Cơ vào các ngày 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”, ngày 11-12 tháng Hai, ngày 12 tháng Ba, ngày 13 tháng Tám, và ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp. Đặc biệt, ngày 7 tháng Giêng là ngày lễ chính và do trùng vào dịp đầu năm vừa đón Tết Nguyên Đán nên rất đông vui, nhộn nhịp.

Thông tin chi tiết

Vừa vui đón Tết Nguyên Đán chưa hết thì không khí chuẩn bị vào hội đền Mẫu Âu Cơ đã đến. Cả làng sôi động, tập tế nam, tập tế nữ, tập rước kiệu làm bánh ngọt truyền thống…Bánh được làm bằng bột gạo nếp thơm và mật ngọt, nhào kỹ lăn thành hình tròn dài, sau đó cắt thành từng đoạn như đốt tre và đem đồ chin như đồ xôi. Một trăm bánh ngọt sẽ được coi là lễ vật của một trăm người con dâng lên Mẹ Âu Cơ.

Lễ hội đền mẹ Âu Cơ

Từ sáng sớm mùng 7 tháng Giêng, trên sân đình xã Hiền Lương cờ xí phấp phới, trống chiêng rộn rã, tất cả dân làng đều đã có mặt với những bộ quần áo đẹp, rực rỡ sắc màu. Mở đầu lễ hội là lễ tế Thành Hoàng ở đình, với đội hình tham gia toàn nam giới, sau đó là rước kiệu từ đình vào đền. Trong tiếng trống, tiếng chiêng, bát âm sáo nhị… ta thấy một cỗ kiệu bát cống sơn son thếp vàng do 8 cô gái mặc đồng phục khiêng nhẹ nhàng, uyển chuyển theo nhịp trống. Đi đầu đám rước là những lá cờ thần, sau kiệu là những vị chức sắc bô lão mặc áo thụng xanh, áo dài khăn xếp, cuối cùng là dòng người dân làng và cả du khách thập phương cười nói vui vẻ đi trảy hội.

Đúng giờ thìn ( từ 7-8 giờ ) đám rước vào đến sân đền. Phường bát âm gồm có đàn, sáo, nhị, trống, phách, sinh tiền…vang lên trong không khí trang nghiêm, đèn nến các loại sáng rực, khói hương nghi ngút. Sau lễ dâng hương và lễ vật gồm 100 bánh ngọt, 100 phẩm oản, hoa quả , thì đến đội tế nữ. Đội tế nữ gồm 12 cô gái thanh tân, có nhan sắc và học vấn. Các cô đều mặc áo dài với các màu vàng, hồng, xanh, tím…rực rỡ, đầu đội khăn kim tuyến, chân đi hài thêu, thắt lưng lụa, trở thành tâm điểm thu hút chú ý của mọi người. Trong đội tế nữ, riêng chủ tế bận trang phục toàn màu đỏ.
Lễ hội đền mẹ Âu Cơ
 
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày liên tục từ mùng 7-9 tháng Giêng. Sau khi tế nữ xong, nhân dân địa phương và khách thập phương nô nức đến lễ Mẫu Âu Cơ, dâng hương, dâng sớ, cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn…Đồng thời, ngoài đền diễn ra các trò chơi dân tộc như đu tiên, cờ người, chọi gà, tổ tôm… đều có treo giải thưởng của Ban Tổ chức lễ hội.

Ngày thứ ba, sau khi tế nữ xong là lễ rước kiệu từ đền trở về đình để kết thúc lẽ hội chào mừng “ Tiên giáng “.

Đối với các ngày lễ khác trong năm tuy không sôi động, nhộn nhịp bằng 3 ngày lễ hội đầu tháng Giêng trên đây nhưng vẫn diễn ra rất trang trọng, thiêng liêng và được nhân dân địa phương cùng đông đảo du khách thập phương từ mọi miền đất nước và cả Việt kiều ở nước ngoài hành hương về lễ tổ Mẫu.
Lễ hội đền mẹ Âu Cơ
 
Đền Mẫu Âu Cơ là một di tích lịch sử văn hoá lâu đời, một di sản quý báu của cả nước, có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá dân tộc cho lớp lớp con cháu muôn đời. Chính vì thế, vào dịp các ngày lễ hội, đặc biệt vào những ngày đầu năm, từ mùng 7-9 tháng Giêng, đến với Tổ Mẫu Âu Cơ đã trở thành tập quán, nét đẹp văn hóa của các thế hệ người Việt Nam. Đến với Tổ Mẫu Âu Cơ vào dịp này cũng như đến với các vị vua Hùng vào dịp giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba hàng năm chính là sự biết ơn tổ tiên, hướng về cội nguồn dân tộc, là tình cảm, đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây “. Đó cũng là nguồn sức mạnh để dòng giống Lạc Hồng quyết tâm đoàn kết bảo vệ giang sơn của tổ tiên để lại, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh hiện đại hơn, nhưng vẫn bảo tồn và tiếp tục phát huy hơn nữa những nét đẹp đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
 
Close