VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Hội thi bơi chải ở Huơng Canh
1867

Hội thi bơi chải ở Huơng Canh

Hội thi bơi chải ở Hương Canh được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch tại Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Lễ hội, bởi Ban tổ chức lễ hội tại Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ đến
(tức bắt đầu vào ngày 15/7 âm lịch)

Thị trấn Hương Canh, Huyện Bình Xuyên,tỉnh Vĩnh Phúc
Không giới hạn khách
Đã xem 1867
Tổng số điểm của sự kiện là: 11 trong 3 đánh giá
3.7  Click để đánh giá sự kiện
Chải là một loại thuyền, thân thon khoảng 1m, mình dài tới vài chục mét. Được thiết kế đặc biệt: đầu thuyền hình con giao long, đuôi hình con tôm; hoặc đầu rồng, đuôi hạc. Mỗi chải thường có tới 40 tay bơi. Một lái và một chỉ huy bằng nhịp trống hiệu hay mõ hiệu.

Thông tin chi tiết

Theo lệ xưa vào mùa nước lớn khắp Bến Ươm, Cầu Chợ, Cầu Sổ, Đồng Mong, Đồng Máy, Cầu Treo, cả một dải sông Cánh uốn lượn quanh làng, nước dâng lên mênh mông, là lúc người Kẻ Cánh nghỉ cày bừa chợ búa để tổ chức lễ hội thi bơi chải.

Mỗi địa phận tha gia lễ hội phải chuẩn bị hai chiếc chải. Họ luyện tập từ hơn một tháng trước ở  Cầu Treo.
Lễ hội bơi chải ở Hương Canh
 
Toàn bộ cánh đồng khu vực Cầu Treo mênh mông nước, nối liền với Tân Phong, Thanh Lãng bây giờ, thủa ấy thông suốt tới cống Lồ, hội lưu với sông Nguyệt Đức chảy về xuôi.

Lúc đó Cầu Treo được cấu tạo theo kiểu “thượng gia, hạ trì” có mái lợp ngói vẩy rồng, lồi đi giữa ngựa xe qua lại được. Hai bên cầu đóng bệ cao, dựa vào lan can. Khi mở hội cầu Treo biến thành khán đài, nơi chấm giải của ban giám khảo. Lúc hết hội, cầu ại là nơi đi lại nối liền hai bờ, vừa lại được sử dụng làm quán bán hàng chủ yếu là hàng xén, với những vật phẩm lạ mắt, xinh xinh rẻ tiền.

Chải có 32 thuỷ thủ, chia làm 16 cặp, ngồi ở 16 khoang, cần giầm bơi đều tăm tắp. Tất cả  đều cởi trần đóng khố chít khăn trên đầu.

Nghe trống chiêng khua, rồi pháo lệnh nổ, các chải lao vút ra giữa dòng sông Cánh. Giầm bơi khua rào rào, bọt nước tung toé. Mỗi làng có hai chải thi đấu. Các chỉ huy giỏi dùng chải thứ nhất cắt đường bơi của đối phương, ép chặt không cho đi thoát để mở lối cho chải thứ hai của bên mình có đường bơi ngắn nhất không gặp vật cản phăng phăng về đích, giật lấy giải thắng cuộc do ban giám khảo là các cụ Trùm nước từ cầu Treo thả xuống.

Ngày hết hội chải được khiêng về kê trên mễ cao đặt ở gian chái đình, làng Ngọc thì cất ở chùa Ngọc Sơn, đến mùa thì sơn thếp lại cho mới để chuẩn bị vào hội. Đến đầu thế kỷ XX thì làng bỏ lễ hội này. Không biết rõ vì sau làng bỏ lễ hội bơi chải.
Hội bơi chải ở Hương Canh
 
Mãi những năm sau này chải mới bị mất. Chải làng Hương bị giặc Pháp phá mất năm tạm chiếm, chải làng Tiên thì bị đốt cùng với hạc thờ thời hợp tác  Chải làng Ngọc bị mất thời đình làm sân kho. Vì thế ngày nay không ai còn biết chải ba làng hình dáng như thế nào. Hình ảnh  duy nhất có ấn tượng ngày nay là  ở đình Hương Canh và đình Tiên Hường đều có các bức chạm miêu tả cảnh bơi chải  ở Hương Canh rất tinh xảo.
 
Close