VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Hội đình Đào Xá
2070

Hội đình Đào Xá

Hội làng Đào Xá được tổ chức vào ngày 9/7 âm lịch, tại Xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy,tỉnh Phú Thọ.

Lễ hội, bởi Ban tổ chức lễ hội làng Đào Xá tại Xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy,tỉnh Phú Thọ.
Từ đến
(tức bắt đầu vào ngày 9/7 âm lịch)

Xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy,tỉnh Phú Thọ
Không giới hạn khách
Đã xem 2070
Tổng số điểm của sự kiện là: 18 trong 7 đánh giá
2.6  Click để đánh giá sự kiện
Hội làng Đào Xá được tổ chức vào ngày 9/7 âm lịch, tại Xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy,tỉnh Phú Thọ nhằm suy tôn Hùng Hải Công và Tam vị Đại vương - có công giúp dân trị thủy, Quế Hoa công chúa.

Thông tin chi tiết

Làng cổ Đào Xá thuộc xã Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ. Làng nằm ở phía bờ Tây sông Đà. Vào ngày 29 tháng 1 năm 1964, cụ Hồ đã ghé thăm làng. Tương truyền, đây là khu vực xảy ra giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.

Trong làng có một ngôi đình được gọi là đình làng Đào Xá. Đình gồm 7 gian có niên đại cuối thế kỷ XVII với những cột lớn hơn vòng tay ôm có nhiểu mảng chạm khắc đẹp, tinh xảo, thờ Hoàng Hải công và tam vị đại vương.

Ngoài ra, làng cũng có chùa Đào Xá. Ngôi chùa nằm ở ngoại thôn có những pho tượng Phật đẹp hài hoà. Hằng năm làng Đào Xá, tổ chức hơn 10 lễ hội.

Hội lễ múa trâu

Tổ chức vào ngày mồng 3 tết Nguyên đán, diễn lại sự tích nàng Quế Hoa làm trò mua vui cho bà Trang (phu nhân đức thành hoàng Hùng Hải đại vương) trong thời kỳ thai nghén. Theo truyền thống, thì đến giờ động thổ, thủ từ xin quẻ âm dương, nếu được, thì mở cửa đền, giáp đăng cai tế lễ năm đó nổi 3 hồi trống cho dân làng hay, sau đó là tiếng reo hò dậy làng và dâng thành hoàng làng 12 cỗ tế.

Xong lễ, giáp đăng cai được rước lồng bánh “trâu rước” là một con trâu làm bằng bột nếp đen (gọi là nếp dìn) với lượng chừng 6 đấu gạo nếp, tất cả là 2 con: con phủ giấy vàng, con phủ giấy bạc, trên mỗi con khắc hai chữ Hán “xuân ngưu” (trâu xuân). Hai lồng bánh cũng có 2 bát nước, một bát đựng một quả trứng, còn bát kia đựng một cái “gầu giai” đan bằng tre phết giấy theo loại hình linh khí, tế khí. Chủ tế lễ xong, 1 lồng trâu đưa cho một trai của giáp đăng cai, còn lồng trâu kia trao cho bà đồng. Hai người nâng lồng trâu lên múa đối diện nhau trước bàn thờ, chủ tế vẩy nước lên hai người múa. Điệu múa truyền thống này được gọi là múa xuân ngưu.

Lễ cầu tháng Giêng

Nghi lễ được tổ chức vào ngày 27 tháng Giêng. Sau các nghi thức cần thiết và soạn sửa xong đồ thờ, chủ tế đọc văn tế, quan viên và trai đinh giáp đăng cai và các giáp trong làng rước kiệu, rước văn từ đình làng vào đình thờ. Từ trong đền, cụ thủ từ rước bài vị ra sân và làm lễ tắm bài vị (gọi là lễ một dục) trong một bể nước nhỏ trước sân đền thờ, sau đó bài vị, thần sắc được rước về đình làng trong những nghi lễ truyền thống.

Lễ vật cúng dâng thành hoàng có: 3 nải chuối, 3 bát bánh trôi không nhân, 3 con cá chép, tượng trưng cho tam vị đại vương và giấc mộng của Trang phu nhân báo về. Sau ngà̀y 28, giáp đăng cai tiến cúng thành hoàng 4 cỗ thờ, mỗi cỗ là 4 đồng chè kho, 4 đồng bánh mật, chuối, phật thủ, thanh yên, cam, quýt, trầu cau và 1 con gà trống luộc. Cỗ để qua đêm, ngày 29, bốn giáp mổ lợn và tế lễ như ngày mồng 3 tháng Giêng. Ngày 30, các giáp lại biện trầu cau, chủ tế lại xin tiếp thành hoàng phù hộ cho dân làng. Trong những ngày lễ, nhiều hội vui được tổ chức trang nghiêm và theo truyền thống lâu đời. Chẳng hạn: như trò múa voi, thổi cơm thi....

Lễ cầu tháng Bảy

Vào sáng ngày mồng 9, sau lễ yết cáo thành hoàng làng, với cỗ bàn như tế ngày mồng ba tháng Giêng, không có đánh trống, cuộc thi bơi trải giữ hai giáp Đông, Bắc và hai giáp Tây, Nam bắt đầu. Trải của hai giáp đầu gọi là “trải đực” và trải của hai giáp sau gọi là “trải cái”. Mỗi trải gồm 24 người bơi, 1 người gõ mõ, 1 người lái và 1 người đầu trải, tất cả đều áo đỏ cọc tay và đóng khố. Hai trải đua tài trong đầm nước trước cửa đền. Trong cuộc đua, bơi hai thuyền, một thuyền đực, đầu hình chim và một thuyền cái, đầu hình cá (bơi thành cặp). Vốn xưa là dòng sông nối liền từ sông Hồng vào sông Đà, gọi là sông Cổ, nay đã cạn.
 
Close