VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Những điều cần biết trước khi mua máy ảnh kĩ thuật số

Đăng lúc: . Đã xem 44699 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Máy ảnh DSLR
Những điều cần biết trước khi mua máy ảnh kĩ thuật số

Những điều cần biết trước khi mua máy ảnh kĩ thuật số

vuanhiepanh.com Bạn là người mới “chơi” máy ảnh? Bạn chưa có kiến thức cơ bản nào mấy về máy ảnh kĩ thuật số? Hãy cùng chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc của bạn thông qua bài viết này.

1. Máy ảnh kĩ thuật số là gì?


[IMG]

Bước đầu tiên khi mua máy ảnh kĩ thuật số đó là bạn phải hiểu nó là cái gì. Các loại máy ảnh phim ngày xưa chụp ảnh bằng cách chiếu ánh sáng lên phim thông qua ống kính. Còn máy ảnh kĩ thuật số sẽ không dùng phim mà thay vào đó là một cảm biến hình ảnh trong máy có tác dụng phản ứng với ánh sáng bằng cách gửi các tín hiệu điện. Từ đó, máy ảnh KTS sẽ tiếp nhận và xử lí thông tin thành một chuỗi điểm ảnh ở dạng số mà ta thường hay gọi là bức ảnh. Các bức ảnh sẽ được lưu trên thẻ nhớ trong máy và sau đó bạn hoàn toàn có thể xem lại ảnh trên máy ảnh hoặc máy tính.

2. Megapixel là gì?


[IMG]

Khi 1 bức ảnh có đủ một triệu điểm ảnh, bạn sẽ có 1 megapixel (Chúng ta thường hay gọi là Chấm). Một máy ảnh có 8 Megapixel thì có thể chụp được 8 triệu điểm ảnh trong một bức hình. Số Megapixel cũng nói lên được dung lượng của một bức ảnh và giúp bạn xác định được kích cỡ khi đem đi in. Ví dụ, một chiếc máy 4 Megapixel chỉ phù hợp khi để in trên khổ giấy A5, muốn in trên khổ A4 bạn cần một chiếc máy ảnh có 8 “Chấm”. Một bức ảnh có Megapixel càng cao thì kích thước, dung lượng càng lớn và đồng nghĩa chất lượng cũng tốt hơn. Nhưng bạn hãy nhớ rằng Megapixel không phải yếu tố quyết định chất lượng bức ảnh.

3. Có những máy ảnh kĩ thuật số nào?


Máy ảnh KTS được chia làm 2 thể loại: Cơ bản và Nâng cao. Máy cơ bản gồm có Subcompact và Compact và Siêu Zoom.

Subcompact: Loại máy ảnh vừa túi quần, nhẹ và rất ít khả năng điều chỉnh bằng tay.

[IMG]

Compact: To hơn Subcompact, có nhiều tính năng điều chỉnh bằng tay hơn.

[IMG]

Siêu Zoom (Superzoom): Máy ảnh có khả năng zoom tới 15x hoặc hơn. Những mẫu máy mới có khả năng zoom quang lên tới 30x.

[IMG]

Máy Nâng cao gồm:

Ngắm - và - chụp (Point-and-shoot): Loại máy chỉ cần người dùng ngắm và chụp bức ảnh, máy sẽ hoàn toàn tự điều chỉnh các tính năng. Loại máy nào có ống kính cố định (Tức không thể tháo rời)

[IMG]

DSLR (Máy ảnh kĩ thuật số phản xạ ống kính đơn): Loại máy to nhất, nặng nhất, đắt nhất và cho chất lượng ảnh tuyệt vời nhất. DSLR có ống kính rời, điều đó có nghĩa máy có thể thay ống kính khác miễn là cùng hệ thống. Máy vừa có chế độ chụp tự động vừa có những tính năng điều khiển bằng tay.

[IMG]

4. Hãng máy ảnh nào là tốt nhất?


[IMG]

Không có hãng nào là tốt nhất, chỉ có sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Có thể kể tên một số hãng hiện đang sản xuất máy ảnh như: Canon, Casio, Fujifilm, GE, HP, Leica, Nikon, Olympus, Panasonic, Pentax, Samsung, Sigma, Sony… Mỗi hãng máy ảnh đều sản xuất ra sản phẩm với những đặc tính khác nhau và không ai có những tính năng giống đối thủ đến... 100%. Ví dụ như máy ảnh hãng Samsung thường khá phong cách và đa phương tiện, máy Sony sử dụng ống kính Carl Zeiss (Thương hiệu rất nổi tiếng), Canon và Nikon chuyên về những máy DSLR bình dân và cao cấp…

5. Nên nghe tư vấn từ ai khi mua máy ảnh?


[IMG]

Câu trả lời rất đơn giản, đó chính là các trang web và sách báo. Đừng bao giờ nghe lời người bán hàng. Rất nhiều người mới “chơi” ảnh đã bị dụ dỗ bởi những lời quảng cáo hấp hẫn từ người bán hàng như “Máy 12 chấm đó anh”, “Máy chụp rất sắc nét, màu sắc trung thực lắm!”, “Quay được phim Full HD luôn!”… Nếu bạn chịu khó đọc qua sách báo và website thì không những đọc được các bài phân tích về máy ảnh mà còn có thể thấy được nhận xét từ rất nhiều người dùng khác.

6. Những yếu tố cần biết khác?


 

Nếu như đọc các bài phân tích là chưa đủ thì hãy bạn hãy ra hẳn một cửa hàng bán máy ảnh và xin được dùng thử máy mà bạn muốn. Bạn là khách hàng nên không có gì phải ngại cho dù là phải trả lại máy và quay lưng ra về. Bên cạnh đó, đối với máy DSLR, do có ống kính rời nên bạn có thể chọn mua máy hoặc ống riêng. Nếu như cùng một hãng và có 2 máy DSLR thì bạn hoàn toàn có thể dùng chung 1 ống kính. Và cuối cùng là bạn đừng “sốc” khi nghe những máy ảnh hoặc ống kính giá từ 50 đến 100 triệu VND vì đó hoàn toàn là điều bình thường.

Nguồn tin: Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 46 trong 18 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 2.6/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close