Những nhiếp ảnh gia tài năng của thế kỷ 20

Những nhiếp ảnh gia tài năng của thế kỷ 20
Cùng điểm qua cuộc đời của 8 nhiếp ảnh gia lỗi lạc bậc nhất thế kỷ để hiểu thêm về phong cách và quá trình sáng tác để đời của họ.

Hình ảnh đang thay thế dần con chữ.  Vai trò của hình ảnh đang dần được khẳng định trong hầu hết mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong thế giới thời trang, hình ảnh hay nhiếp ảnh luôn chiếm vai trò chủ đạo, mấu chốt trong việc mang công chúng đến gần hơn với cái đẹp. Nhiếp ảnh gia, hay chính xác là nhiếp ảnh gia thời trang luôn là người đảm nhiệm trọng trách tạo ra dấu ấn mang tính đột phá góp phần đưa tên tuổi người mẫu và đôi khi là cả những bộ trang phục trong các shoot ảnh đi vào huyền thoại.  Một khoảnh khắc đẹp chỉ tôn vinh người mẫu và những bộ  quần áo, nghệ sĩ nhiếp ảnh luôn là những “kẻ đưa đò” thầm lặng và lắm lúc sẽ nhanh chóng bị lãng quên.  Thế nhưng, có những người nghệ sĩ mà tài năng và sự sáng tạo đã vượt xa mọi lẽ thường, để trở thành huyền thoại.


1.Richard Avedon

Sở hữu phong cách riên và kĩ thuật cá nhân giỏi tuyệt đối, ông đã thay đổi quan niệm về nhiếp ảnh nghệ thuật thời trang.
 nhiep-anh-gia
Richard Avedon (1923-2004)
 Avedon là một trong những nhiếp ảnh gia xuất chúng nhất của nước Mỹ, được thế giới biết đến bởi khả năng khơi dậy những cảm xúc giấu kín của người mẫu, từ đó mang đến những bức ảnh vô cùng ấn tượng, sâu sắc. Avedon được đánh giá là người định hình nên phong cách, vẻ đẹp và văn hóa Mỹ nửa cuối thế kỷ 20. Mặc dù Avedon nổi danh là một nhiếp ảnh gia thời trang, thế nhưng những thành quả đạt được trong ảnh chân dung chính là một sự đổi mới trong thể loại ảnh này. Với khả năng khơi ra bản chất cốt lõi của chủ thể, ảnh của Avedon mang đến cho người xem một cái nhìn gần sát hơn, thân thiết và sâu sắc hơn.
Avedon có phong cách chụp chân dung tối giản. Ảnh chân dung của Avedon trực diện, thẳng thừng, miêu tả bản chất nhân vật: ánh sáng hoàn hảo, phông nền trắng, không đạo cụ sân khấu, không một chi tiết ngoài lề nào làm xao lãng nhân vật. Tất cả nhằm đặc tả hết những nét riêng biệt trong khuôn mặt, ánh nhìn, điệu bộ và trang phục. Sau đó ảnh được in ra với kích thước người thực hoặc lớn hơn.

 nhiep-anh-gia
Avedon chụp Monroe vào cái lúc mà gương mặt cô thể hiện là "không", khi không còn một Marilyn Monroe mà cô sáng tạo ra nữa. Avedon cuối cùng đã tìm ra một Marilyn Monroe hoàn toàn khác.

 nhiep-anh-gia
Diễn viên Audrey Hepburn, New York, 1967

 nhiep-anh-gia

Những góc nhìn vô cùng ấn tượng của một  nhiếp ảnh gia bậc thầy

2.Cecil Beaton

Ông là tác giả các bức ảnh mang tính biểu tượng chụp Audrey Hepburn, Marilyn Monroe
 nhiep-anh-gia
Chân dung nhiếp ảnh gia Cecil Beaton
Nhiếp ảnh gia Cecil Beaton từng rất nổi tiếng với những tác phẩm ảnh chụp các diễn viên huyền thoại như Elizabeth Taylor, Marilyn Monroe và Audrey Hepburn. Khi chiến tranh nổ ra, ông được Bộ Thông tin Anh giao nhiệm vụ chụp lại những cảnh ấn tượng nhất thể hiện nỗ lực của nhân dân Anh trong thế chiến II để phục vụ mục đích tuyên truyền.
Trong suốt cuộc đời của mình, ông được biết tới với nhiều vai trò như nhà văn, nhà thiết kế, nhà làm phim hoạt hình, nhà hoạt động xã hội, người viết tự truyện… nhưng nổi bật nhất vẫn là vai trò nhiếp ảnh gia. Ông nổi tiếng với những bức chân dung chụp những nhân vật hàng đầu nước Anh trong các lĩnh vực chính trị, điện ảnh, thời trang… và làm việc cho những tạp chí thời thượng nhất như Vanity Fair và Vogue.
Sau khi thế chiến kết thúc, ông chuyển sang làm thiết kế cho sân khấu kịch Broadway với vai trò thiết kế và dàn dựng ánh sáng, trang phục. Beaton đã giành được giải Oscar ở hạng mục thiết kế trang phục cho phim Gigi (1958) và My Fair Lady (1964). Ông qua đời tháng 1/1980, thọ 76 tuổi.

 nhiep-anh-gia

 nhiep-anh-gia

 nhiep-anh-gia
Elizabeth Taylor, Twiggy, Marilyn Monroe qua góc ảnh của Cecil Beaton

3.Peter Lindlbergh

 Chuyên gia chụp các ảnh bìa thời trang danh tiếng cho các tạp chí số môt thế giới và các nhãn hiệu thời trang lừng danh.
 nhiep-anh-gia
Nhiếp ảnh gia Peter Lindbergh
Cảm xúc mang đến từ các bức ảnh thật tuyệt, nhưng quá khó để diễn tả bằng lời”, đó là suy nghĩ đầu tiên mỗi khi ai đó chiêm ngưỡng những tác phẩm của Peter Lindbergh. Tự nhận mình là người vô cùng ngẫu hứng khi thực hiện tác phẩm, ông tâm sự: “Người ta hay nhắc đến phong cách Peter Lindbergh nhưng thú thật, chính tôi cũng không biết rõ phong cách riêng của mình là gì. Tôi chụp theo ngẫu hứng và cảm nhận về cái đẹp, cái hay của riêng mình. Nói chung, tôi chụp tất cả những gì hiện ra trước ống kính. Tôi không thích kiểu chụp ảnh của nhiều nghệ sĩ thời hiện đại với máy tính điện tử đặt bên cạnh máy ảnh. Họ cố tình xây dựng bối cảnh, nhân vật và đòi hỏi người mẫu quá nhiều.
Nổi tiếng với những bộ ảnh đen trắng từ những ngày đầu bước vào thế giới thời trang xa hoa, nhiếp ảnh Peter Lindbergh - người được tôn vinh bằng những cụm từ hoa mỹ: “Cameraman của những mỹ nhân. Peter cho biết hơn 60% kho tàng ảnh của ông  là đen trắng. Và suốt 30 năm nay, ông chưa bao giờ ngừng say mê 2 tông màu làm nên những tác phẩm tuyệt vời này

 nhiep-anh-gia

 nhiep-anh-gia

 nhiep-anh-gia
Peter luôn say mê 2 gam màu đen trắng

 nhiep-anh-gia

 nhiep-anh-gia
Cô đào gợi cảm Scarlett Johansson ấn tượng cùng 2 gam màu đen, trắng.

4.Steven Meisel

 Nhiếp ảnh gia thời trang nổi bật ở thế hệ của ông, đặc biêt là bộ ảnh sexy lừng danh của Madona 1992
 8 gương mặt nhiếp ảnh gia tài năng nhất thế kỷ - 15
Nhiếp ảnh gia quyền lực Steven Meisel
Ngày nhỏ, Steven không chơi đồ chơi như đám bạn mà suốt ngày ngồi nhà xem Vogue, Harper’s Bazaar và vẽ vời đủ mọi sắc màu lên những cuốn tạp chí thời trang. Thời trang chỉ đơn giản như một cách gọi khác về vẻ đẹp đàn bà mà Steven từ bé đã đem lòng đam mê, ngưỡng mộ.
Ít nói, hạn chế đến mức tối đa việc xuất hiện mình trên báo chí, nhưng cái tên Steven Meisel dường như vượt qua mọi rào cản danh tiếng, trở thành một danh xưng quyền lực nhất của làng thời trang thế giới. Quyền lực thường đi chung với tài năng với mức độ ảnh hưởng. Ở tuổi 60 Steven đủ sức đưa bất cứ ai trở thành một vedette mới, đủ sức “gợi ý” Louis Vuitton ký hợp đồng với người bạn cũ, Madonna với giá 10 triệu USD, đủ sức đưa ra lời mời bất cứ ai chụp ảnh khỏa thân mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào…
Phong cách của Steven là… không có phong cách nào cụ thể, ông thường xuyên đưa ra những ý tưởng mới, lúc tương đồng về màu sắc, lúc sử dụng tối đa ánh sáng nhưng quan trọng nhất là mẫu của ông bao giờ cũng mang trong mình ý niệm về một biểu tượng. Nhiều lúc người ta cảm nhận rõ sự cầu kỳ mà Steven dàn dựng nhưng đứng ở góc độ thị giác thì đó lại là một sự cách tân mới mẻ. Có thể Versace đã tạo ra một thế hệ siêu mẫu đầu tiên nhưng người đưa ra ý tưởng và biến người mẫu trở thành những người thống trị thế giới, hạt nhân của mọi cuộc cách mạng thời trang chẳng ai khác là Steven Meisel. Thời hoàng kim của ông những năm 1990, từ Cindy Crawford, Claudia Schiffer, Kate Moss cho đến “bộ ba màu nhiệm” Naomi Campbell, Linda Evangelista, Christy Turlington đều tỏa sáng rực rỡ dưới quan điểm về nhiếp ảnh thời trang của ông. Cá tính của ông thể hiện quan điểm hiện thực đến nghẹt thở, hiện thực của thời đại mà ông sống và cả hiện thực mà chỉ ông nhìn thấy được

 nhiep-anh-gia
Bộ ảnh sexy nổi tiếng năm 1992 của Madona

 nhiep-anh-gia
Là bạn thân nên Steven Meisel  hầu như là người chụp cho Madona mọi bức ảnh
 nhiep-anh-gia

nhiep-anh-gia

 nhiep-anh-gia
Những tấm ảnh và bìa tạp chí Vogue ấn tượng

5.David Lachapelle

 Nhiếp ảnh gia người mỹ này có ảnh hưởng nhiều đến nghành công nghiệp thời trang bởi các bức ảnh mang góc nhìn ấn tượng, độc  đáo, nâng cấp nghành nhiếp ảnh thời  trang lên tầm cao mới bởi sự đột phá trong mỗi bức ảnh chụp.
 nhiep-anh-gia
David Lachapelle sinh năm 1963 tại Connecticut
David là một nhiếp ảnh gia huyền thoại của ngành quảng cáo, thời trang, và nhiếp ảnh mỹ thuật. Ông nổi tiếng với phong cách siêu thực, độc đáo, và hài hước.
Trong một bài phỏng vấn, ông từng nói: “Nếu cho chọn được làm nghệ sĩ thời nào, tôi xin chọn thời Baroque.” Quả có thế, ảnh của ông mạnh mẽ, "hết cỡ biên độ", màu sắc tươi sáng, chói rực.
David Lachapelle là người nhận nhiều giải thưởng về nhiếp ảnh. Phong cách của ông không lẫn với ai được: dùng màu cực đoan, sống động, ý tưởng gây shock, trớ trêu, bất ngờ. Ông hiện được xem là một trong những ‘sao” nhiếp ảnh thời thượng nhất, sáng nhất.

 nhiep-anh-gia
Sự khiêu gợi được thể hiện hết sức độc đáo

 nhiep-anh-gia

 nhiep-anh-gia

 nhiep-anh-gia
Phong cách sống động, hài hước trong mỗi bức ảnh

6.Helmut newton

 Những bức ảnh  erotic nude của helmut đã thay đổi cái nhìn của toàn bộ nữ giới về nhiếp ảnh nghệ thuật.
 nhiep-anh-gia
Helmut Newton (31/10/1920 - 23/01/2004)
Helmut Newton sở hữu chiếc máy ảnh đầu tiên từ năm 12 tuổi và ngay lập tức có hứng thú với nhiếp ảnh. Khởi nghiệp bắt đầu chụp ảnh thời trang từ 1946, khi ông dựng một studio ở Melbourne và chụp thể loại này một vài năm trong thời hậu chiến.
Phong cách riêng bắt đầu rõ rệt trong giai đoạn 1961 khi ông lam việc cho Vogue và Harper’s Bazzar của Pháp. Đặc biệt sau khi ra mắt series ảnh "Big Nudes"năm 1980 đánh dấu phong cách đô thị, khêu gợi và có phần khiêu dâm của ông, được củng cố thêm nhiều kỹ năng tuyệt vời.
Helmut khẳng định những bức ảnh của mình luôn mang tính thực tế. Quyền lực và tình dục, cái cách mà tình dục mang đến quyền lực, đó là những nỗi ám ảnh lớn nhất trong con người của Helmut. Ông ghét từ "yêu", bởi nó bị lạm dụng quá nhiều. Có thể vì thế mà không bao giờ ảnh của ông có vẻ dịu dàng, chúng luôn lạnh lẽo và đầy tính toán. Helmut khinh thường sự giả tạo. Vì thế ông không chịu nổi ánh đèn bóng loáng của studio hay những cô người mẫu gầy gò và phẫu thuật thẩm mỹ quá nhiều.
Helmut tin rằng nhiếp ảnh thời trang là hoàn hảo khi nó không có vẻ là bức ảnh thời trang. Tốt hơn là nó nên giống với một cảnh cắt ra từ bộ phim, một bức chân dung, ảnh lưu niệm hay thậm chí ảnh chụp lén. Nói cách khác, nó cứ là bất cứ cái gì miễn là không phải ảnh thời trang theo quy ước thông thường.
Hình chụp chân dung, nhiếp ảnh thời trang hay các tấm khỏa thân, tác phẩm của Helmut Newton giống như một cuộc đối thoại giữa tác giả với người xem ảnh, nhiều hơn là giữa tác giả với đối tượng mà ông đang chụp. Nơi Helmut Newton, trung thành với ý tưởng: quan điểm làm nên tác phẩm, việc nắm bắt ‘‘vẻ đẹp’’ chỉ là một phần, cảm xúc bất chợt nảy sinh trong khoảnh khắc mới thật sự là quan trọng. Nhà nhiếp ảnh này đã tạo dựng ra một phong cách riêng biệt mà giờ đây giới chuyên ngành gọi là thẩm mỹ ‘‘porno chic’’, hàm ý một sự khơi gợi dục vọng nhưng không rẻ tiền. 30 năm sau, hầu hết các tạp chí thời trang, các bộ phim video clip và thậm chí một số tên tuổi của nghệ thuật thứ 7 đều ít nhiều sao chép, bắt chước.
Trong ảnh của mình, Helmut thường đưa độc giả của Vogue đến với vương quốc của cocain, những cô đồng tính, cảnh tù tội, tính bạo dâm, thông dâm, tính tò mò bệnh hoạn, kẻ sát nhân, hành động khiêu dâm, mại dâm và trò three-some.
 nhiep-anh-gia

 nhiep-anh-gia
Những hình ảnh thời trang của Helmut Newton luôn khiêu dâm và đầy ám ảnh

7.Mario Testino

 Với góc nhìn mới lạ đầy sáng tạo, Mario là người đã chụp ảnh cưới cho Kate và William.

 nhiep-anh-gia
Nhiếp ảnh gia người Peru - Mario Testino
Ít ai biết khi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh thời trang trong những năm 1980, Mario Testino luôn có ác cảm với chuyện chụp hình những người nổi tiếng.
Năm 1977, Mario Testino được xem là nhiếp ảnh gia của Hoàng gia Anh. Công nương Diana của xứ Wales đã chỉ định Testino là người bấm máy cho những bức hình nghệ thuật cuối cùng của bà. 12 tuần trước khi vụ tai nạn ô tô kinh hoàng xảy ra với công nương xứ Wales, ảnh của bà xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Vanity Fair. Người ta luôn nhận định rằng vẻ đẹp của Công nương Diana trong ảnh của Testino là rạng rỡ nhất, lôi cuốn nhất, mặc dù có không ít ống kính camera luôn hướng vào biểu tượng của vẻ đẹp Anh quốc này.  Sau đấy, Hoàng gia Anh cũng chọn Mario Testino là người thực hiện nhiều bức ảnh tiếp theo: ảnh Thái tử Charles trên Vogue Anh quốc, ảnh sinh nhật Hoàng tử Harry, hay gần đây nhất là ảnh đính hôn của hoàng tử William.
Trong ảnh của Testino, người ta tung hô ông “dường như điều khiển được vẻ ngoài của chủ thể. Có một quyền hạn ngầm gì đó trong những bức chân dung. Testino sẽ đợi cho tới khi chủ thể của mình chuyển động tới giây phút họ tự tin nhất để biểu đạt bản thân họ một cách đẹp nhất và - chụp. Đó là quyền năng biểu đạt cái đẹp bằng mắt khiến cho một vài nhân vật chủ thể luôn xuất hiện tươi mới như lần đầu trong ảnh Testino.
Mario Testino từng chia sẻ: “Nếu nhiếp ảnh gia Richard Avedon luôn nổi tiếng vì giữ sự tách biệt với đối tượng chụp ảnh và những điểm yếu của họ, thì tôi lại muốn tạo mối quan hệ tốt và thâm nhập vào cuộc đời họ. Tôi cố gắng để đoán định được những khoảnh khắc tích cực và tự tin nhất của chủ thể. Tôi chỉ “chớp” cái thần trong sáng nhất của cuộc sống”.
Ông cũng nhấn mạnh về điều kì diệu của những bức ảnh chân dung - Chúng ta có sống đến 85 năm, thì trung bình cứ mỗi giây sự sống qua đi, lại ghi được toàn bộ bản chất con người bạn, nó cho thấy bạn là ai trong cuộc sống này. Sẽ thật thần kì nếu bạn có thể nắm bắt được niềm vui, sự tốt đẹp và bản chất của ai đấy trong những khoảnh khắc đó.

 nhiep-anh-gia
Những khoảnh khắc đặc biệt gợi cảm của Kate Moss được thu trọn vào ống kính của Mario Testino

 nhiep-anh-gia
Những bức ảnh nổi tiếng với sự sexy khó cưỡng

 nhiep-anh-gia
Chân dung Diana rạng rỡ và lôi cuốn

 nhiep-anh-gia
Kate Upton tự nhiên đầy mê hoặc  được chụp bởi Mario testino

8.Patrick Demarchelier

 Nổi tiếng với các bức hình chân dung thời trang độc nhất vô nhị  cho các người mẫu và người nổi tiếng

 nhiep-anh-gia
Nhiếp ảnh gia Patrick Demarchelier sinh năm 1943
Là một trong những nhiếp ảnh gia thời trang tài năng nhất và có sức sáng tác dồi dào nhất trong làng thời trang quốc tế. Ông bắt đầu nổi tiếng với những bức ảnh chụp cho tạp chí Vogue Anh quốc trong những năm 80 và cho Harper’s Bazaar trong những năm 90.
Những bức ảnh đầu tiên của ông chụp công nương Diana quá cố xuất hiện trên tạp chí Vogue tháng 12/1989, và từ đó, Demarchelier luôn là người chụp ảnh cho Công nương.
Trong sự nghiệp của mình, Demarchelier đã chụp cho rất nhiều ngôi sao thượng thặng như David Bowie, Richard Avedon, Elizabeth Hurley, Madonna….
Nếu là độc giả thường xuyên của những tạp chí thời trang hàng đầu thế giới hiện nay như Vogue, Harper’s Bazaar… rất có thể bạn sẽ bắt gặp cái tên Patrick Demarchelier trong vai trò nhiếp ảnh. Demarchelier cũng chính là người đã thực hiện các bộ ảnh sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo của các hãng thời trang danh tiếng nhất như BCBG, Gianfranco Ferre, Armarni, Max Mara, Anne Klein, Earl Jeans, Chanel, Yves Saint Laurent, Calvin Klein, Pirelli, Tiffany… và của các bộ phim, show truyền hình như ‘Die Another Day’, ‘Coyote Ugly’, ‘Sex and the City’, cũng như chiến dịch quảng cáo cho các vở kịch của sân khấu Broadway.
Không ít những tác phẩm quảng cáo nhận được đánh giá rất cao của ông bao gồm những tấm ảnh quảng cáo cho hãng mỹ phẩm L’Oreal và seris quảng cáo cho đồ lót của hãng Calvin Klein với Christy Turlington làm người mẫu.

 nhiep-anh-gia
Christy Turlington ấn tượng trong những ảnh quảng cáo cho CK

 nhiep-anh-gia
Beyonce Knowles lạnh lùng dưới góc nhìn của Patrick

 nhiep-anh-gia
Chương Tử Di khác lạ dưới ống kính của Patrick

 nhiep-anh-gia
Nicole Kidman

 nhiep-anh-gia
 

 

Tác giả bài viết: Huy Bình (Khampha.vn)