21 MẸO CHỤP ẢNH HOA LUNG LINH

21 MẸO CHỤP ẢNH HOA LUNG LINH
Chụp ảnh hoa không còn là đề tài xa lạ đối với các nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các kỹ thuật để chụp được những bức ảnh lung linh. Hãy cùng vuanhiepanh,com tìm hiểu 21 tips chụp ảnh hoa qua bài viết dưới đây.

TIP #1: Thay đổi góc chụp

 

Khi chụp, nếu tất cả mọi người đều chụp ở góc độ giống nhau thì sẽ rất dễ gây buồn chán. Vì vậy, hãy chú ý thay đổi góc chụp một tý, có thể cao hơn, thấp hơn, hoặc ở một góc khác với bình thường. Thử những góc mới lạ và bạn sẽ có nhiều bức ảnh sáng tạo. Hãy thay đổi và tìm xem đâu là góc chụp phù hợp nhất với bạn.

 

 

 

Chụp ảnh hoa luôn là một chủ để phong phú

 

 

 

 

TIP #2: Cô lập chủ thể

 

Đây là điều khá cơ bản nhưng bạn cũng đừng nên xem nhẹ. Chủ thể cần được biệt lập khỏi nền quá phức tạp. Vẻ đẹp của hoa nên được làm nổi bật càng càng nhiều càng tốt. Để làm được việc đó, chủ thể nên tránh những nền màu quá sáng ('điểm nóng"). Những thứ như nền rối rắm và nhiều màu sắc dễ làm người xem bị xao nhãng và kém thích thú với trung tâm của bức hình.

 

 

 Hình dáng lạ sẽ tạo cho người xem sự hứng thú

 

 

TIP #3: Vị trí chụp ảnh không phải là tất cả

 

Có thể bạn nghĩ mình cần đi tìm những nơi độc đáo để có những bức ảnh về hoa đẹp, nhưng thật sự không phải vậy. Thật sự bạn không cần rời khỏi nhà vẫn có thể có những bức ảnh đẹp về hoa. Hoa trong vườn phía sau hay ngay cả trong công viên đều là những lựa chọn khá đơn giản. Hoa có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu, nếu đó là loại hình bạn thích, hãy cứ ra ngoài, tìm kiếm và thực hành càng nhiều càng tốt.

   

 

 

TIP #4: Chụp cận cảnh

 

Những bông hoa thật xinh đẹp đến từng chi tiết nên việc chụp cận cảnh là một ý tưởng thú vị. Máy ảnh chuyên dụng để chụp cận cảnh là cần thiết, hoặc ống kính với khẩu độ khoảng f/11, f/16 hoặc f/22. Như vậy sẽ làm tăng độ sâu trường ảnh nhưng bạn nên chú ý giảm tốc độ màn trập và/hoặc tăng ISO để hòa hợp.

 

 

Đơn giản hơn nữa, hãy lùi về phía sau một chút, chụp ảnh ở khoảng cách xa hơn, sau đó cắt ảnh lại và xử lý như là ảnh chụp ở cự ly gần. Với độ megapixel của máy ảnh như hiện nay, việc cắt ảnh mà vẫn giữ được vẻ đẹp đến từng chi tiết là không quá khó khăn.

 

 

Cận cảnh và kết hợp với hậu cảnh

 

 

TIP #5: Giữ chủ thể chắc chắn

 

Chân đế không phải lúc nào cũng cần thiết để chụp ảnh hoa, nhưng để chụp cận cảnh, hoặc thử kỹ thuật focus, bạn cần giữ vững máy ảnh và ống kính. Khi chụp những loại ảnh này, bạn cần lại gần khoảng cách tối thiểu của kính, phóng to lên, và có độ sâu trường ảnh khá mỏng. Dùng tay giữ máy ảnh cũng được, nhưng như vậy thì ngay khi ánh sáng tốt đôi khi cũng dễ có những bức ảnh bị mờ vì run tay.

 

 

Thêm động vật sẽ làm bức ảnh thêm sinh động

 

Nếu không có chân đế, có thể sử dụng chế độ hẹn giờ để chụp ảnh. Canh giữ khoảng 1 đến 2 giây là tốt nhất.

 

 

TIP #6: Dùng Live Life

 

Cảnh thật sẽ rất hiệu quả khi bạn sử dụng máy ảnh có màn hình LCD. Thay đổi vị trí của máy khi cần thiết, có thể phóng to những nơi bạn muốn. Sử dụng điểm lấy nét của máy để hoa có thể lấy rõ nét hơn. 

 

 

 Chụp cận cảnh sẽ tạo 1 cái nhìn mới dù chỉ cùng 1 chủ thể

 

 

TIP #7: Tránh gió khi đang chụp

 

Cho dù là gió nhẹ nhất cũng sẽ ảnh hưởng tới việc chụp ảnh hoa. Có thể bạn thấy trời quang đãng, nhưng khi đi chụp ảnh, bạn mới thấy những bông hoa sẽ chuyển động nhiều như thế nào. Vì vậy, bạn nên chú ý sử dụng vật cản gió để tiện hơn cho việc chụp ảnh. Nhiều thứ để dùng làm vật cản như gương phản chiếu, khuếch tán, một tấm bảng nhỏ, hoặc dùng dù che cũng khá ổn.

 

 

 

TIP #8: Sử dụng kẹp giữ

 

Bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ để giúp việc chụp ảnh dễ dàng hơn. 2 kẹp trung bình để giữ hoa lại khi đang chụp ảnh cũng không quá khó kiếm. Nhớ chú ý dùng miếng đệm phía trong kẹp để hoa không bị hỏng gì. Nếu muốn chụp ảnh ở một góc ảnh khác cũng dễ bẻ cong và uốn dẻo theo ý thích.

 

 

TIP #9: Stacking hay không stacking

 

Stacking focus là phương pháp chụp nhiều kiểu ảnh của cùng một chủ đề với nhiều khoảng cách lấy nét khác nhau của chủ đề, sau đó ghép tất cả các ảnh lại để có được một ảnh cuối cùng có độ rõ nét từ trước đến sau của chủ đề.

 

 

Khi chụp cận cảnh sẽ dễ tạo độ sâu trường ảnh hẹp, đặc biệt với ảnh hoa có nhiều chi tiết, màu sắc, kích thước. Một kỹ thuật hay sử dụng để đối phó với khó khăn này chính là chụp nhiều kiểu ảnh của cùng một chủ đề nhưng mỗi kiểu ảnh sẽ được lấy nét ở điểm khác nhau, để rồi sau cùng ghép các ảnh này lại với nhau để có được một bức ảnh có độ rõ nét từ điểm gần nhất đến điểm xa nhất. Đây là cách để có được một bức ảnh sắc nét và sống động nhất.

 

 

TIP #10: Tạo một bức tranh toàn cảnh

 

Đôi lúc chụp một bối cảnh lớn sẽ tạo nên một bức ảnh thu hút hơn. Nếu có nhiều bông hoa hoặc cả một vườn hoa thì còn gì bằng. Hoặc là những bông hoa dại gần dòng suối và bạn nên chụp cả dòng nước trong veo cạnh những đóa hoa đó. Chỉ việc lùi lại 1 vài bước là bạn đã có 1 bức tranh toàn cảnh lớn hơn, kể về câu chuyện sống động hơn.

 

 

 

TIP #11: Dùng đèn chiếu sáng thêm

 

Như một quy tắc chung, ánh sáng tốt nhất là vào buổi sáng sau khi mặt trời mọc và vào buổi tối ngay và trước khi hoàng hôn. Nhưng ánh sáng thì ít khi được tốt như vậy, nên nếu bạn muốn chụp hình thì cần thêm hỗ trợ từ đèn chiếu sáng. Gương phản chiếu là 1 cách phổ biến. Hoặc có thể sử dụng flash của máy ảnh.

 

 

 

TIP #12: Thêm nước lên để hoa thêm tươi

 

Đây là một điều khá nhỏ bé nhưng có sức ảnh hưởng khá lớn. Đây như một điểm nhấn hoàn hảo cho bông hoa của bạn. Có 3 thứ bạn cần hiểu rõ như sau.

1. Hoa có thể bị bụi bẩn nên nước sẽ làm cho bụi bẩn này trôi đi hết.

 

 

2. Khi nhỏ nước lên hoa, nó sẽ thành những giọt nhỏ, lăn trên từng phần của hoa, giúp tấm ảnh thêm sinh động và lung linh hơn.

3. Hoa sẽ long lanh khi nước bị phản chiếu từ ánh sáng và tạo nên sự thu hút người xem.

 

 

TIP #13: Sử dụng thêm ánh sáng nhân tạo

 

Sử dụng ánh sáng là kỹ thuật dùng tốc độ chụp ảnh lâu để dẫn bóng tối và ánh sáng "vẽ" trên chủ thể khi mở màn trập. Thường loại này được chụp vào buổi tối, trong phòng kín. Đầu tiên, chỉnh máy ảnh và ống kính sẵn và sử dụng Live view để có những bức ảnh chân thực nhất. Sau đó, mở màn trập để ánh sáng từ từ vào. Khi mở màn trập, sử dụng thêm đèn pin để vẽ thêm những đường sáng trên bông hoa. Sau khi màn trập đóng, xem lại ảnh trên LCD. Nếu muốn nhiều tấm khác nhau, hãy thử nhiều loại đèn cho đến khi đạt được kết quả bạn vừa ý nhất.

 

 

TIP #14: Sáng tạo

 

Không cần nhất thiết cứ chụp ảnh theo một phong cách cố định với tất cả các loại hoa mà bạn có. Hãy thứ một thứ gì khác lạ và sáng tạo hơn xem. Chỉ chụp 1 góc nhỏ, hoặc chụp 1 bộ phận của hoa, nhụy hoa, hoặc những bộ phận khác của chúng. Cứ để người xem phải tưởng tượng và đoán được ẩn ý của tác giả sau mỗi bức ảnh.

 

 

 

TIP #15: Thêm vài chuyển động

 

Không phải vì gió thổi cả cánh đồng hoa thì bạn phải chặn gió hết và như là chụp 1 món văn phòng phẩm cố định vậy. Thử dùng gió như một công cụ để sáng tạo và chụp ảnh chuyển động của vài bông hoa.

 

 

TIP #16: Sử dụng thêm ánh sáng mặt trời

 

Ánh sáng bình minh hoặc hoàng hôn là lựa chọn tốt nhất khi ánh nắng khá dịu và ánh sáng tốt nhất để chụp ảnh. Sắp xếp sao cho hoa ở giữa máy ánh và mặt trời, với ánh nắng chiếu le lói 1 ít đến hoa sẽ tạo ra hiệu ứng starburst, cần khẩu độ nhỏ, khoảng f/16 hoặc f/22. Nhớ sử dụng chân đế và live view để ghép ảnh và lấy nét.

 

 

Không chụp trực tiếp vào ảnh sáng mặt trời, vì sẽ có thể làm hỏng mắt. Hơn nữa, có thể sử dụng bầu trời nhiều màu sắc lúc mặt trời sắp mọc hoặc sau lúc mặt trời lặn. Sự kết hợp giữa màu trời và những đóa hoa sẽ tạo nên một bức ảnh đáng giá.

 

 

TIP #17: Thể hiện được vòng đời của hoa

 

Có 1 cách để kể chuyện với những bông hoa đó là chọn 1 loại hoa và thể hiện được vòng đời của loại hoa đóa qua 1 chuỗi những bức ảnh vào mùa sinh trưởng. Có thể sẽ tiện hơn nếu dùng 1 loại hoa có sẵn trong vườn. Hãy bắt đầu với những tấm cơ bản về lúc mới nảy mần, bắt đầu lớn. Tùy thời gian của từng loại hoa mà có thể theo sát mỗi ngày hoặc cách ngày. Thế là đã có 1 bộ ảnh sinh động từ lúc còn là hạt mầm tới lúc nở hoa. Tùy số lượng ảnh bạn chụp, bạn vẫn có thể ghép chúng lại với nhau để tạo thành 1 video về loại hoa đó.

 

 

Vòng đời của hoa hồng thể hiện sinh động từ lúc chớm nở tới lúc tàn

 

 

TIP #18: Hãy là một nghệ sĩ

 

Khi chụp ảnh hoa, hãy để tâm hồn và trí tưởng tượng bay xa. Một góc nhìn tuyệt vời sẽ có khi bạn để bản thân tự do sáng tạo, cảm nhận mình từ chính bức ảnh. Hoa có nhiều màu sắc rực rỡ nhưng bạn vẫn có thể chụp với phông trắng đen. Sau đó bạn còn có thể chỉnh sửa. Đây đúng là một công việc nhiều niềm vui và thử thách.

 

 

 

 

TIP #19: HDR cũng là một ý tưởng không tồi

 

Có những trường hợp chụp dải tương phản động là quá khó để chụp từng ảnh đơn lẻ. Lúc đó, nhiếp ảnh gia thường sẽ chụp 1 loạt ảnh với độ phơi sáng khác nhau và chỉnh lại sau đó.

 

 

TIP #20: Phông nền đen

 

Đôi khi không cần thiết sử dụng nền cho những bức ảnh chụp hoa. Sử dụng flash và tốc độ chụp nhanh, bạn có thể làm nổi bật bông hoa đang chụp. Hiệu ứng tốt nhất khi chụp từ trên xuống, chiếu thắng vào bông hoa. Với chế độ máy bình thường, tốc độ khoảng 1/125s và khẩu độ f/5.6 hoặc f/8. Bạn cũng có thể bỏ đi phông nền, và việc đó sẽ đơn giản hơn khi chụp trong phòng sáng. Chuyển bóng của vật sang bên trái hoặc điều chỉnh độ sáng ít hơn.

 

 

 

TIP #21: Thực hiện 1 dự án

 

Một cách để có hứng khởi và tạo động lực chụp ảnh chính là hãy đặt mục tiêu hoàn thành 1 bộ ảnh về hoa. Có nhiều cách lựa chọn, 1 số gợi ý như sau:

- Chụp càng nhiều càng tốt về duy nhất 1 loại hoa

- Chụp 1 loại hoa màu xanh (vàng, hồng)

- Học tên của những loại hoa khác nhau mà bạn chụp

- Tạo một video về 1 loại hoa lúc buổi sáng khi mới nở

Một dự án, kế hoạch dù nhỏ nhưng cũng sẽ tạo cơ hội để bạn chụp ảnh nhiều hơn. Luyện tập nhiều sẽ làm bạn tiến bộ và đạt đến 1 trình độ mới.

 

 

 


Nguồn tin: DESIGNS.VN