Những kinh nghiệm chụp ảnh chân dung đẹp

Những kinh nghiệm chụp ảnh chân dung đẹp
vuanhiepanh.com thiết bị đóng một vai trò quan trọng trong ảnh chụp chân dung
Thiết bị đóng một vai trò quan trọng trong ảnh chụp chân dung. Hãy bắt đầu từ những thông tin có vẻ như rất "buồn tẻ" nhưng vô cùng quan trọng để sửa soạn cho những bức hình ưng ý!

1. Lựa chọn thiết bị


Lựa chọn ống kính

Thiết bị đóng một vai trò quan trọng trong ảnh chụp chân dung. Tác giả cá rằng 90% số ảnh chân dung bạn bắt gặp trên Internet hàng ngày được chụp theo kiểu “xóa phông mờ mịt”. Chụp ảnh chân dung theo kiểu xóa phông như vậy được ưa chuộng, phần vì chúng tạo ra hiệu ứng lung linh cho phần hậu cảnh phía sau, nhưng quan trọng hơn, chúng giúp ta dễ dàng cô lập chủ thể ra khỏi những vật thể không mong muốn khác trong khung hình, bởi không phải lúc nào ta cũng có điều kiện chụp ảnh chân dung trong một studio chuyên nghiệp với phông nền dựng sẵn.

Để làm được điều đó, những chiếc máy ảnh compact có độ zoom lớn hay máy ảnh DSLR với ống kính kit cơ bản như 18-55mm f1/3.5-5.6 chỉ có thể cầm cự được phần nào chứ không thể là giải pháp tối ưu. Bạn bắt buộc sẽ cần một ống kính đáp ứng được một hoặc cả hai tiêu chí sau:

 Có độ mở ống kính lớn: Độ mở ống kính chuẩn mực thường được sử dụng trong ảnh chụp chân dung là f/2.8. Như vậy bạn sẽ cần một ống kính có độ mở tối đa phải từ f/2.8 trở lên. Cần lưu ý rằng các con số 3.5, 2.8, 1.8,… do nằm ở phần mẫu số nên giá trị f/1.8 sẽ lớn hơn f/2.8.

- Có tiêu cự khuyến cáo từ tele trở lên: Khái niệm “tiêu cự tele” ở đây có đôi chút phức tạp với nhiều người. Bởi ta vốn biết rằng thân máy ảnh ống kính rời được chia làm hai loại, phụ thuộc vào cảm biến mà nó sử dụng: fullframe hoặc crop. Các cụm từ wide-angle (góc rộng, dưới 35mm), normal (tầm trung, từ 35-70mm), tele (tầm xa, trên 70mm) khi nói về tiêu cự ống kính đều được hiểu là trên thân máy fullframe. Tuy nhiên khi lắp lên thân máy crop, tất cả các ống kính đều bị nhân tiêu cự lên theo hệ số crop của cảm biến. Ví dụ với ống kính EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 của Canon, dải tiêu cự 18-55mm ghi trên ống kính này được hiểu là trên thân máy fullframe. Trong khi nó lại là một ống kính chỉ sử dụng được với thân máy crop, và do đó dải tiêu cự thực tế của ống kính này phải là 28.8-88mm, do thân máy crop của Canon có hệ số nhân tiêu cự là 1.6.

Đối với cả hai thương hiệu máy ảnh được nhiều người Việt Nam biết đến là Canon và Nikon, ống kính 50mm f/1.8 của mỗi hãng đều rất được ưa chuộng, sở dĩ cũng vì chúng đáp ứng được cả hai tiêu chí trên, trong khi giá thành lại rất rẻ. Với độ mở lớn (f/1.8) và tiêu cự tele (50mm x hệ số crop = 80mm ở Canon và 75mm ở Nikon), ống kính này có khả năng chụp chân dung khá tốt, và do đó bạn nên sắm một chiếc trên con đường khởi đầu nhiếp ảnh.
camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung
Ống kính EF-S 50mm f/1.8 mark II của Canon .
Với những người có điều kiện kinh tế cao hơn hoặc đã sử dụng qua ống kính này và muốn nâng cấp lên một lựa chọn khác tốt hơn, thì cặp đôi ống kính 35mm f/1.8 (ở Nikon) và 85mm f/1.8 có thể sẽ là câu trả lời hợp lý dành cho các bạn.
camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung
“Viên ngọc đường phố” AF-S 35mm f/1.8 G của Nikon.

camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung
Và “huyền thoại chân dung” Nikon AF 85mm f/1.8 D.
Ngoài hai yếu tố trên, để có được tấm hình chân dung (lưu ý ở đây đang nói về chân dung xóa phông) đẹp, bạn đọc còn cần biết đến một số khái niệm khác như độ sắc nét của ống kính, nguy cơ out nét hay số lượng lá khẩu bên trong ống kính. Trong đó:

Độ sắc nét của ống kính là khả năng chụp hình với độ nét cao ngay tại độ mở lớn nhất. Thực tế có một số loại ống kính giá rẻ hoặc được sản xuất với công nghệ thời “ơ-kìa” chỉ đạt được độ sắc nét tối đa khi khép khẩu độ xuống f/3.5, thậm chí f/5.6. Như vậy những giá trị độ mở lớn hơn nếu có của chúng cũng chỉ là vô tác dụng. Một số loại ống kính khác lại chỉ nét ở vùng trung tâm mà bị “mềm” (soft) tại vùng rìa ảnh. Điều này cũng có thể chấp nhận được, tuy nhiên sẽ gây khó chịu nếu bị “soft” nặng.

Nguy cơ out nét là khi ta chụp với độ mở ống kính lớn, dù đã thực hiện thao tác auto-focus rất chuẩn xác và máy cũng đã báo lấy được nét rồi, nhưng thực tế ảnh chụp ra vẫn bị mất nét (nhòe) tại điểm mà ta auto-focus.

Số lượng lá khẩu: ta biết rằng độ mở ống kính thay đổi được là do sự chuyển động khép – mở của các lá khẩu xếp chồng liên tiếp nhau bên trong ống kính. Số lượng lá khẩu càng lớn thì khi mở ra hay khép vào, độ mở lỗ ống kính sẽ thay đổi càng linh hoạt hơn, ít tạo ra các cạnh và các góc, do đó bokeh khi lên ảnh sẽ càng tiến gần tới hình tròn, mềm mại và đẹp hơn.
camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung
Lá khẩu và cách chúng khép – mở để thay đổi độ mở ống kính.

camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung
Có thể dễ dàng đếm được số lá khẩu bên trong ống kính bằng cách khép khẩu độ lại giá trị nhỏ
nhất. Trong hình này, ống kính có 9 lá khẩu.

Khi chọn mua một chiếc ống kính nào đó, bạn đọc nên tham khảo các bài viết đánh giá chất lượng hoạt động và thông số kỹ thuật của sản phẩm để lưu ý các yếu tố này. Ống kính 50mm f/1.8 được nhắc tới ở trên có thông số kỹ thuật lý tưởng là vậy, nhưng giá thành rẻ là bởi vì chúng chỉ có 6 lá khẩu bên trong ống kính, và xác suất bị out nét khi chụp ở độ mở f/1.8 là khá cao (tuy nhiên, vì độ mở chuẩn mực để chụp ảnh chân dung là f/2.8 nên ta hoàn toàn có thể khép nhỏ khẩu độ lại để khắc phục điểm yếu này).

Lựa chọn thân máy

Nếu như ống kính chiếm đến 60% chất lượng của một tấm hình chân dung đẹp, thì thân máy chiếm 25%, và 15% còn lại dành cho các thiết bị bổ trợ khi chụp hình trong điều kiện không lý tưởng (ở đây ta chỉ đề cập tới vấn đề thiết bị nên không tính đến các yếu tố khác như kinh nghiệm, kỹ thuật của người chụp, khả năng tạo dáng của chủ thể).

Đối với thân máy, có một số điểm cần lưu ý khi chọn lựa như sau:

Khả năng khử noise (nhiễu, hạt trên ảnh): dù ISO thấp nhất có thể luôn là lựa chọn hàng đầu trong nhiếp ảnh chân dung, nhưng đôi khi trong những điều kiện chụp phức tạp, ta không có cách nào khác ngoài việc đẩy ISO lên cao. Một chiếc máy ảnh có khả năng khử noise tốt ở dải ISO 400-800 sẽ rất hữu ích trong tình huống này. Khử noise tốt được hiểu là hạn chế nhiễu, hạt tại những vùng thiếu sáng mà không làm mất đi (quá nhiều) chi tiết của hình chụp.

Khả năng chụp liên tiếp và tốc độ lấy nét nhanh: ảnh chân dung không phải lúc nào cũng là chủ thể đứng im (và cười mỏi miệng) đợi chúng ta chụp. Ví dụ như chụp ảnh bay chẳng hạn, khả năng chụp liên tiếp ở tốc độ cao sẽ giúp người chụp dễ dàng ghi trọn cả một quá trình từ lúc chủ thể nhún chân bật lên cao cho tới khi tiếp đất, rồi chọn lại một kiểu ưng ý nhất. Hoặc với ảnh chân dung đời thường (hay còn gọi vui là "chụp trộm"), tốc độ lấy nét nhanh giúp chúng ta tránh đánh mất khoảnh khắc quý giá và “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” trước khi đối tượng kịp nhận ra và phản ứng. Bởi vậy nên tuy không quá quan trọng, nhưng khả năng chụp liên tiếp của máy cũng là điều cần cân nhắc, tùy theo thể loại ảnh chân dung mà bạn muốn theo đuổi.

- Cân bằng trắng chính xác: cân bằng trắng (whitebalance) rất quan trọng. Người viết đã từng thử nghiệm chụp ảnh chân dung tại vườn Bách Thảo (Hà Nội) trong một ngày trời có nắng, khi thiết lập chế độ cân bằng trắng tự động trên Nikon D700, thì kết quả là 9/10 tấm hình mặt chủ thể đều bị ám sắc tím. Như vậy là ngay cả một chiếc máy ảnh đắt tiền cũng có thể cho kết quả cân bằng trắng sai nếu để mặc chúng tự định đoạt số phận của tấm hình. Khi đó, những mẫu máy ảnh có khả năng thiết lập cân bằng trắng theo nhiệt độ K hoặc custom preset để thiết lập cân bằng trắng thủ công sẽ hữu ích hơn rất nhiều.
camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung
Ảnh chụp bằng Nikon D700, set auto whitebalance trong Bách Thảo bị ám tím nặng.
Thiết bị bổ trợ

Thiết bị bổ trợ thường được sử dụng để khắc phục những khó khăn về mặt điều kiện chụp. Ví dụ với ảnh chụp chân dung ngược sáng, một tấm hắt sáng (thường gặp trong chụp ảnh album cưới) hay tấm vải trắng căng rộng có thể tạo phản chiếu và bổ sung ánh sáng khá tốt cho phía trước chủ thể.
camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung
Sử dụng tấm hắt sáng để bổ sung thêm ánh sáng cho chủ thể.
Tuy nhiên với kiểu chụp “tự thân phục vụ”, thì thiết bị bổ trợ hữu ích nhất không gì khác ngoài một chiếc đèn flash gắn ngoài (external flash), bộ điều khiển từ xa và giá đỡ máy ảnh (tripod). External flash có thể gắn ngay trên đế đèn (hotshoe) nằm trên đỉnh máy, hoặc khi khoảng cách từ người chụp đến chủ thể là rất xa (với ống kính tele) thì có thể gắn external flash lên tripod, đặt tripod ở vị trí thích hợp rồi sử dụng bộ điều khiển để kích hoạt đèn từ xa trong lúc chụp. Để ánh sáng phát ra từ đèn không quá gắt và chiếu trực diện lên mặt chủ thể (dễ gây bẹt ảnh, lóa sáng), nên có một chiếc chụp đèn làm nhiệm vụ tản sáng (diffuser) như hình dưới đây:
camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung
External flash thậm chí có thể gắn trên máy ảnh du lịch.

camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung
hotshoe hay còn gọi là đế cắm đèn.

camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung
Diffuser (cục màu trắng) giúp tản sáng, cho ánh sáng dịu và tỏa đều hơn.

Phần 1 của loạt bài viết Hướng dẫn chụp ảnh chân dung này có thể hơi buồn tẻ nhưng lại rất quan trọng. Đơn giản bởi vì nếu sai lầm ngay từ khâu chọn lựa thiết bị ban đầu thì bạn đọc sẽ không thể thực hiện được những tấm hình chụp đúng theo ý muốn và đạt kết quả tốt. Cũng giống như việc biết trước mình sẽ phải ra trận mà lại chọn mang theo một chiếc bút viết thay vì khẩu súng vậy.
Ở Việt Nam, có một quan niệm tồn tại đã từ lâu như một lẽ hiển nhiên, rằng những ai theo đuổi ảnh chụp phong cảnh thường sẽ lựa chọn Nikon, còn những ai yêu thích nhiếp ảnh chân dung thường sẽ chọn lựa Canon. Điều này có còn là "chân lý"?
Có quan niệm đó là vì màu ảnh mà Nikon tạo ra thường rực rỡ, có độ tương phản cao và thiên về tone đỏ vàng ấm áp. Trong khi đó, màu ảnh do Canon tạo ra lại thiên về tone xanh lành lạnh và có độ tương phản dịu mắt. Cộng thêm yếu tố người Việt Nam thuộc chủng người da vàng, nên ảnh chụp chân dung bằng các sản phẩm của Canon thường cho ra kết quả mà cả “mẫu” lẫn “nháy” đều mơ ước: một nước da trắng trẻo (do tone xanh của máy kết hợp với sắc vàng của da), mịn màng (do độ tương phản dịu mắt của máy) như của các cô gái nước ngoài!

Tuy nhiên, ngày nay hầu hết những người chơi ảnh chân dung bằng máy kỹ thuật số đều đã có trong tay một "cây đũa phép" thần kỳ: phần mềm Photoshop. Nếu muốn có những tấm hình chân dung đẹp – đặc biệt khi điều kiện kinh tế không cho phép sở hữu những chiếc ống kính hay thân máy đắt tiền, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu cách xử lý hậu kỳ bằng phần mềm này.

Chuyện tone xanh hay tone đỏ, ám màu này màu kia, chỉ cần bạn lưu ảnh lại dưới định dạng RAW và dùng Photoshop phiên bản đi kèm Lightroom thì đều có thể sửa lại được chỉ bằng vài cái kéo chuột rất đơn giản. Để học về Photoshop, có thể tìm và download giáo trình bài bản từ cơ bản tới nâng cao từ trên mạng, hoặc có thể tìm các tutorials có kèm video hướng dẫn để học theo từng kỹ thuật chỉnh sửa ảnh khác nhau. Tại Việt Nam, các bạn có thể học và trao đổi kinh nghiệm sử dụng Photoshop tại diễn đàn vnphoto theo link sau:


Đặc biệt trong diễn đàn này, các thread do nhiếp ảnh gia hafoto “đứng lớp” nhận được rất nhiều phản hồi tích cực về tính hữu dụng và đơn giản của các bài giảng.

Bên cạnh việc học sử dụng Photoshop, một vài bí quyết sau sẽ giúp bạn có được tấm hình chụp chân dung thật đẹp:

1. Cân bằng trắng chính xác

Cân bằng trắng (white balance) chính xác là một bước vô cùng quan trọng để tránh cho ảnh chụp bị ám màu một cách vô ý (và do đó da mẫu cũng bị ám màu theo). Máy ảnh nào cũng đều có tính năng cân bằng trắng tự động (auto white balance) và các cân bằng trắng theo điều kiện sáng định sẵn (sunny, cloudy, shadow, flash, v..v..), tuy nhiên chúng thường không hoạt động chính xác trong các điều kiện sáng phức tạp với nhiều nguồn sáng khác nhau (đèn huỳnh quang cùng với đèn sợi đốt trong một căn phòng có ánh nến chẳng hạn!). Lúc này, có hai cách để kiểm soát cân bằng trắng:

Cách 1: sử dụng cân bằng trắng theo độ K

Để hiểu rõ hơn về tính chất của độ K trong cân bằng trắng, các bạn vui lòng đọc lại bài viết về Thiết lập các thông số. Một cách đơn giản và dễ nhớ nhất: độ K để càng cao sẽ cho ra nước ảnh càng nóng (ngả vàng đỏ, ấm áp). Hệ quy chiếu độ K trong thiết lập white balance với từng trường hợp chụp cụ thể như sau:

Trời xanh, quang | 10.000 - 15.000 K
Trời âm u nhiều mây | 9.000 - 10.000 K
Ánh sáng ban ngày (trời quang, mặt trời cao) | 6.500 K
Ánh sáng mặt trời (trung bình) | 5.400 - 6.000 K
Đèn flash | 5.400 - 6.000 K
Đèn huỳnh quang | 4.000 - 5.000 K
Mặt trời mọc / lặn | 3.000 - 4.000 K
Đèn chiếu sáng gia dụng | 2.500 - 3.000 K
Đèn dây tóc | 2.650 - 2.980 K
Nến | 1.200 - 1.500 K


Như vậy, nếu muốn màu da mẫu khi lên ảnh không quá gắt (như màu tôm luộc), người chụp có thể giảm đi một giá trị độ K để tăng thêm sắc xanh cho ảnh.

Cách 2: sử dụng custom white balance

Đáng tiếc là không phải máy ảnh nào cũng có cân bằng trắng theo độ K. Đây là một tính năng thường chỉ được cung cấp trên các dòng máy ảnh cao cấp của các hãng. Với các dòng máy ảnh thấp hơn (và cả máy compact), người dùng có thể sử dụng tính năng custom white balance. Hiểu nôm na là với custom white balance, người chụp sẽ chỉ thị cho máy biết “Cái ABC XYZ này được gọi là màu trung tính (neutral) trong điều kiện chụp ngày hôm nay.” Từ đó, máy sẽ dùng thông số màu mà nó đo được với cái ABC XYZ đó để chọn làm tone trung tính cho mã hóa màu.

Cách sử dụng custom white balance như sau:

Đầu tiên, bạn cần một mảnh giấy màu trắng. Hoặc tại các cửa hàng trang thiết bị nhiếp ảnh, bạn có thể hỏi mua loại greycard 18%, là loại giấy chuẩn xác nhất để phục vụ mục đích này.

Chụp một tấm hình trong điều kiện ánh sáng mà sau đó bạn sẽ thực hiện bộ ảnh, với mảnh giấy này chiếm toàn bộ phần trung tâm khung hình. Chú ý White Balance lúc này để Auto.
Camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kinh nghiem, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung, kinh nghiệm
Trong Menu, chọn Custom White Balance:
Camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kinh nghiem, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung, kinh nghiệm
Máy sẽ tự động chuyển về chế độ Xem lại, từ tấm hình chụp gần đây nhất, chính là tấm hình vừa chụp ở bước trên. Nhấn nút Set, máy sẽ hỏi bạn có chắc muốn sử dụng dữ liệu của tấm hình này để làm custom white balance không. Chọn Yes:
Camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kinh nghiem, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung, kinh nghiệm
Nhấn nút WB trên thân máy, hoặc với một số mẫu máy khác bạn phải vào Menu / White Balance và chọn kiểu cân bằng trắng là Custom:
Camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kinh nghiem, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung, kinh nghiệm
Lúc này, máy đã sẵn sàng để chụp hình với cân bằng trắng theo dữ liệu bạn đã nhập:
Camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kinh nghiem, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung, kinh nghiệm
2. Tận dụng nguồn sáng tự nhiên

Tại sao cứ trời nắng đẹp là chúng ta lại rủ nhau đi chụp ảnh ngoài trời? Tại sao bạn gần như hoàn toàn bất lực với ảnh chụp chân dung lúc 12 giờ trưa? Tất cả là do tác động của nguồn sáng tự nhiên tại thời điểm chụp. Trời nắng đẹp cho ta 3 cái lợi: Cái lợi thứ nhất là tâm trạng thoải mái, phấn khích. Cái lợi thứ hai là tạo ra tone màu ấm áp, tươi tắn, độ tương phản tốt cho tấm ảnh. Cái lợi cuối cùng là nhờ có nguồn sáng tự nhiên đầy đủ này mà ta có thể giảm thiểu ISO xuống mức tối đa, do đó tạo hiệu ứng mịn da cho mẫu (tôi luôn thích thủ thuật này vì nó thực sự hiệu quả, đặc biệt với những ai sở hữu một chiếc máy có khả năng hạ thấp ISO xuống mức 50!).

Trong khi đó, thời điểm 12 giờ trưa thông thường nắng vừa quá gắt, dẫn đến hiện tượng “bạc màu” ảnh, vừa có góc chiếu rọi thẳng đứng từ trên cao xuống, gây hiện tượng đổ bóng trên mặt mẫu (hai mắt tối sầm, đen thui do hàng mi giả quá dài!).

Với ảnh chụp chân dung, an toàn nhất là chụp thuận chiều ánh sáng. Tức là nguồn sáng ở phía sau lưng người chụp, lý tưởng nhất là chếch 45 độ từ chính giữa hoặc hai bên phía trên chiếu xuống mẫu. Tuy nhiên, nếu muốn tạo ra hiệu ứng đường “ven” – ví dụ như một luồng sáng đẹp xung quanh mái tóc chẳng hạn – thì ánh sáng lại phải đến từ chiều ngược lại (chếch 45 độ từ sau lưng mẫu về phía người chụp) thì mới có thể thực hiện được. Trong cả hai trường hợp này, người chụp đều cần thiết lập Metering mode ở chế độ Spot metering, và đo sáng vào đúng mặt mẫu để đảm bảo mặt mẫu không bị cháy sáng hoặc thiếu sáng.
Camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kinh nghiem, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung, kinh nghiệm
Mái tóc lên màu rất đẹp khi sử dụng nguồn sáng chiếu ngược, nhưng rủi ro bị tối mặt mẫu là gần như không thể tránh khỏi. Lúc này, bạn cần một nguồn sáng phụ trợ.

3. Sử dụng nguồn sáng phụ trợ

Khi điều kiện ánh sáng tự nhiên không đủ để đáp ứng nhu cầu ảnh chụp (chụp trong nhà buổi tối, chụp ngược sáng) thì nguồn sáng phụ trợ sẽ giúp bạn đảm bảo tấm ảnh được đủ sáng. Hãy bật tất cả các loại đèn mà bạn có, đặc biệt ưu tiên bóng đèn sợi đốt vì chúng cho tone màu ảnh ấm áp hơn ánh sáng đèn huỳnh quang. Ngoài ra, hãy sử dụng tấm hắt sáng hoặc đèn flash một cách thật linh hoạt.

Tấm hắt sáng

Có rất nhiều cách để sử dụng tấm hắt sáng. Nhưng cách đơn giản và phổ biến nhất (thường gặp trong ảnh chụp album cưới ngoài trời) là tạo một góc phản chiếu, đón nhận ánh sáng từ phía trên rọi xuống và hất ngược lên vùng bị đổ bóng của mẫu.
Camera-news, kien thuc nhiep anh, thu thuat, tip, lens, body, chan dung, kinh nghiem, kiến thức nhiếp ảnh, thủ thuật, chân dung, kinh nghiệm
Đèn flash cóc

Đèn flash cóc đi kèm theo máy (built-in flash) bị khá nhiều người ghét bỏ, bởi chúng thường phát ra ánh sáng quá mạnh, đánh trực diện vào mặt mẫu, khiến ảnh bị lóa, màu ảnh bị “bạc” và giảm chiều sâu của ảnh. Tuy nhiên nếu biết sử dụng, cũng như trong nhiều trường hợp bất khả kháng, thì built-in flash vẫn rất có ích.

Việc đầu tiên cần làm là giảm bớt độ sáng của đèn flash. Trên một số mẫu máy tiên tiến hiện nay, lấy ví dụ Canon 60D, bạn có thể làm việc này bằng cách sau:

Vào Menu / Camera Setting (Tab 1) / Flash Control / Built-in flash func. setting / Flash mode: Manual flash / giảm exp. comp từ mức 0 mặc định xuống 1/2, 1/4, 1/8,… cho đến 1/160. Ánh sáng phát ra từ đèn lúc này chỉ còn làm nhiệm vụ đánh phớt nhẹ lên mặt mẫu, không ảnh hưởng tới hậu cảnh và không làm “bạc” màu ảnh.

Với máy ảnh du lịch, thông thường không chỉnh sửa được tính năng này, người dùng có thể sử dụng một miếng khăn giấy mỏng bọc quanh đèn flash của máy, dùng băng dính để dán cố định lại.

Đèn flash ngoài

Như đã nói ở phần trước, external flash cũng có thể tăng hoặc giảm cường độ sáng như built-in flash, nhưng nhờ các vật dụng tản sáng hoặc thay đổi hướng đèn, người dùng có thể kiểm soát nguồn sáng phát ra một cách linh hoạt hơn. Cách sử dụng external flash phổ biến nhất là gắn kèm diffuser, và hướng chúng lên trên một góc từ 45 đến 90 độ để tránh ánh sáng phát trực diện vào mẫu.