KỸ THUẬT CHỤP ẢNH ĐÊM, ẢNH THIẾU SÁNG ĐẸP

KỸ THUẬT CHỤP ẢNH ĐÊM, ẢNH THIẾU SÁNG ĐẸP
Cảnh đêm lung linh, huyền ảo, tuy nhiên trong điều kiện ánh sáng yếu, việc cho ra 1 bức ảnh đêm đẹp, sắc nét không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là một số mẹo vuanhiepanh.com chia sẻ về kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng. Áp dụng theo các mẹo này, bạn sẽ có thể chụp được những khoảnh khắc về đêm đẹp nhất.



Chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng thật khó cho ra kết quả là những bức ảnh đẹp và rõ nét được. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách sử dụng một số mẹo nhỏ dưới đây thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra. 

1. Giữ máy ảnh cố định


Máy ảnh bị rung sẽ làm chậm tốc độ màn trập khi chụp, từ đó làm cho hình ảnh ghi được sẽ bị mờ và chất lượng không đảm bảo. Cách tốt nhất để tránh tình trạng này là gắn thiết bị của bạn trên một chân đế máy để giữ nó cố định, sau đó sử dụng chế độ hẹn giờ để kích hoạt màn trập tự động. Bằng cách này, người dùng sẽ không phải dùng tay để nhấn nút nhả màn trập khi chụp, đồng nghĩa với việc hiện tượng rung máy sẽ không xảy ra. Không chỉ hầu hết tất cả các mẫu máy ảnh hiện nay mà một số dòng smartphone cũng được đi kèm với một chân đế máy gắn ở phía dưới cho phép người dùng thực hiện công việc này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc sử dụng chân đế máy để hỗ trợ trong quá trình chụp ảnh là không khả thi, ví dụ trên nền đất không bằng phẳng, gồ ghề hoặc khi chụp ảnh trong không gian cực hẹp. 



Click vào hình trên để xem ảnh gốc

Trong trường hợp bạn không thể sử dụng chân đế máy thì có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ cây gậy tự sướng monopod với thiết kế đặc biệt cho phép đóng mở và cất gọn một cách dễ dàng. Máy ảnh được gắn trên đỉnh cây gậy tự sướng monopod sẽ được giữ cố định hơn so với khi cầm bằng tay. Nếu ngay cả cây gậy tự sướng cũng không có thì bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ những vật dụng xung quanh mình để giữ máy ảnh cố định như lấy bức tường làm điểm tựa, đặt máy trên mặt bàn hoặc trên các thiết bị nội thất khác trong nhà. 


2. Điều chỉnh độ nhạy sáng (ISO)


Một cách tiếp cận khác được nói đến ở đây là điều chỉnh độ nhạy sáng của máy ảnh, hay còn gọi là thiết lập thông số ISO. Nếu thông số này được tăng lên có nghĩa là máy ảnh sẽ khuếch đại tín hiệu mà cảm biến nhận được khi tiếp xúc với ánh sáng, từ đó cho phép một tốc độ màn trập nhanh hơn giúp hạn chế tình trạng mờ ảnh do rung máy hoặc do chủ thể ảnh chụp di chuyển.

Thông số ISO sẽ tăng lên gấp đôi mỗi lần bạn nâng gấp đôi độ nhạy sáng. Từ ISO 100 (lúc mới khởi động máy), bạn có thể nâng độ nhạy sáng theo cấp số nhân lên thành ISO 200, rồi ISO 400, ISO 800, ISO 1600 tới ISO 3200 và cao hơn nữa. Đó là lý do tại sao mà có những chiếc máy ảnh với thông số ISO cao lên tới 12,800. Bên cạnh hầu hết các mẫu máy ảnh chuyên dụng dành cho công việc nhiếp ảnh thì cũng có rất nhiều dòng smartphone như Samsung Galaxy S5, S6 và các phiên bản iPhone đời mới chạy iOS 8 cho phép người dùng tiến hành thiết lập thông số ISO một cách thủ công.

Tuy nhiên, việc nâng thông số ISO có thể dẫn đến gia tăng tiếng ồn khi chụp, từ đó xuất hiện tình trạng nổi hạt hoặc chấm đen trên ảnh chụp. Mặc dù một số mẫu máy ảnh có cung cấp tính năng Noise Reduction giúp hạn chế tiếng ồn nhưng đồng thời có thể làm mất đi một số chi tiết đẹp của bức ảnh chụp. Do đó, bạn nên thiết lập cho máy một thông số ISO phù hợp nhất để đảm bảo sự cân bằng giữa độ nhạy sáng và tiếng ồn màn trập khi chụp.

Nâng thông số ISO lên tới 1600 có thể làm tăng tốc độ màn trập lên tới 1/30 giây và điều này đảm bảo một chất lượng hình ảnh rõ ràng, sắc nét. Ảnh chụp dưới đây là một ví dụ.


Đối với hầu hết máy ảnh thì người dùng nên thiết lập thông số ISO ở mức 1600 hoặc thấp hơn một chút để đảm bảo một độ nhạy sáng cao trong khi tiếng ồn gây ra bởi màn trập vẫn được giữ ở mức thấp. Một số dòng máy ảnh khác được thiết kế cho phép người dùng giảm độ phân giải của máy xuống để chụp ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng. Chỉ số megapixels càng thấp thì kích thước điểm ảnh trên cảm biến càng lớn, điều này đồng nghĩa với khả năng bắt giữ được nhiều tín hiệu ánh sáng hơn. Đó là lý do tại sao các mẫu smartphone đời mới của Apple như iPhone 6 và iPhone 6 Plus có kích thước cảm biến được tăng cường nhưng vẫn giữ nguyên độ phân giải ở mức 8Mp giống như trên các phiên bản cũ hơn. 

Một phương pháp giúp kiểm tra thông số ISO thích hợp cho máy ảnh của bạn là ghi lại các bức ảnh về một vật thể bất kỳ với hàng chữ nhỏ đi kèm bên dưới tại những mức thiết lập ISO khác nhau. Sau đó, xác định mức ISO cao nhất mà tại đó bạn vẫn có thể đọc được dòng chữ trên bức ảnh. Nếu bức ảnh mà bạn chụp được trông vẫn rõ ràng và chi tiết với màu sắc hài hòa thì đây chính là mức ISO thích hợp nhất rồi. Nếu thiết lập ISO vượt quá mức này thì chất lượng hình ảnh chụp được sẽ giảm đi. Cụ thể, cùng với cảnh chụp tương tự như trên nhưng nếu bạn thiết lập cho máy mức ISO tối đa 12,800 để tốc độ màn trập giảm xuống còn 1/200 giây thì hình ảnh có thể bị lóa và nổi hạt rất nhiều. 


3. Kiểm soát tốc độ màn trập


Tốc độ màn trập khi chụp có ảnh hưởng đến khoảng thời gian mà cảm biến hình ảnh tiếp xúc với ánh sáng, từ đó quyết định nhiều tới chất lượng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu. Thời gian mở màn trập càng lâu thì càng nhiều ánh sáng có thể lọt vào cảm biến, điều này đồng nghĩa với việc bức ảnh được chụp sẽ trông đẹp hơn. Tuy nhiên, thời gian mở màn trập lâu cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng mờ ảnh trong trường hợp chụp chủ thể chuyển động.

Tốc độ màn trập được đo bằng phần thập phân của một giây, ví dụ 1/60 giây. Máy ảnh DSLRs, máy ảnh không gương lật và thậm chí là các dòng máy compact có thể cho phép bạn kiểm soát tốc độ màn trập bằng cách chuyển sang chế độ ưu tiên màn trập (thường được thực hiện bằng cách xoay núm điều khiển của máy về chế độ S hoặc Tv). Khi bạn thiết lập tốc độ màn trập, máy ảnh sẽ thiết lập một khẩu độ tương ứng đảm bảo khả năng tiếp xúc ánh sáng tốt. Ngoài các máy ảnh chuyên dụng ra thì một số dòng smartphone cao cấp trên thị trường hiện nay cũng cho phép người dùng tiến hành điều chỉnh tốc độ màn trập một cách dễ dàng như Nokia Lumia 930, HTC One M8 cũng như một số phiên bản iPhone chạy iOS 8.

Tốt nhất là bạn nên điều chỉnh tốc độ màn trập của máy ảnh nhanh hơn mức 1/30 giây nếu không thì chỉ cần một cú rung tay nhẹ cũng có thể làm cho bức ảnh trở nên mờ đi. Bạn có thể gắn máy ảnh cố định trên một chân đế rồi thiết lập tốc độ màn trập về mức 1 giây hoặc lâu hơn nữa để đảm bảo cho cảm biến một sự tiếp xúc ánh sáng tốt. Tuy nhiên, điều này có thể làm cho hình ảnh những vật thể chuyển động trong khi chụp sẽ bị mờ đi rất nhiều. Do đó, lời khuyên là hãy thiết lập tốc độ màn trập càng nhanh càng tốt (khoảng 1/60 giây hoặc nhanh hơn) nếu muốn có được hình ảnh rõ nét về một vật thể nào đó đang chuyển động.

Thử nghiệm chụp ảnh ở chế độ tự động với tốc độ màn trập 1/4 giây và ISO ở mức 400 cho ra kết quả hình ảnh cực mờ, màu sắc nhợt nhạt. Bạn có thể kiểm chứng với bức ảnh dưới đây.


4. Mở rộng khẩu độ


Thiết lập khẩu độ cho máy ảnh của bạn giúp kiểm soát hoạt động của cửa điều sáng trên ống kính len. Trong điều kiện thiếu sáng, bạn nên mở rộng khẩu độ về mức tối đa mà ống kính cho phép. Khẩu độ được đo bằng “f-stop”. Kích thước khẩu độ càng lớn thì chỉ số “f-stop” càng nhỏ. Chỉ số “f-stop” nhỏ nhất trên các dòng máy ảnh thương là f/2.8 và f/5.6, tương ứng với các thiết lập về kích thước khẩu độ ở mức tối đa, cho phép cảm biến thu nhận được rất nhiều ánh sáng. Trong trường hợp chụp ảnh với chế độ ưu tiên màn trập thì nên thiết lập độ mở của khẩu độ ở chế độ tự động. Nếu không thì cần phải điều chỉnh khẩu độ một cách thủ công. Tuy nhiên, bạn có thể tiến hành mở rộng khẩu độ đối với các máy ảnh chuyên dụng nhưng hầu như không thể thực hiện được việc này trên các máy ảnh smartphone hiện có trên thị trường.

Để đảm bảo cho ảnh chụp được phân vùng sáng tối rõ ràng, hình ảnh sắc nét thì khẩu độ nên được mở ở mức vừa phải. Nếu bạn muốn chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng với một máy ảnh DSLR hoặc máy ảnh không gương lật thì hãy sử dụng ống kính lens có khẩu độ rộng. Lời khuyên là nên tìm đến các ống kính Prime với tùy chọn độ dài tiêu cự đơn nhất (ví dụ 50mm) thay vì sử dụng các ống kính zoom lens. Trong khi hầu hết các ống kính zoom lens có độ mở tối đa của khẩu độ giới hạn ở mức f/4 hoặc f/3.5 thì các ống kính prime đơn nhất có chỉ số “f-stop” xuống mức f/1.8 hoặc thấp hơn nữa, đồng nghĩa với một độ mở khẩu độ tốt hơn. Một khi ống kính thu nhận được nhiều ánh sáng hơn thì bức ảnh chụp được trông sẽ đẹp hơn rất nhiều.

5. Chụp ảnh ở định dạng RAW rồi tiến hành xử lý hình ảnh trên máy tính


RAW là một định dạng file ảnh với các dữ liệu được tiếp nhận từ cảm biến của máy ảnh, chưa qua chế biến. Đây là tùy chọn tiêu chuẩn có mặt trên các máy DSLR và máy ảnh không gương lật, nhưng ít xuất hiện trên các dòng máy ảnh compact cũng như không hề có mặt trên hầu hết các máy ảnh smartphone, nếu không muốn nói là tất cả.

Với công việc chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng thì lới khuyên là bạn nên thiết lập file ảnh ở định dạng RAW, sau đó sử dụng các chương trình như Topaz DeNoise và DxO Optics Pro để xử lý dữ liệu hình ảnh trên máy tính. Hiệu năng hoạt động của máy tính sẽ giúp bạn làm tốt hơn công việc xử lý hình ảnh thay vì tiến hành luôn trên máy ảnh. Nhược điểm của phương pháp này là các bức ảnh định dạng RAW có kích thước rất lớn (gấp hơn 4 lần so với kích thước của file ảnh JPEGs), do đó đòi hỏi máy ảnh phải có dung lượng bộ nhớ lớn, ít nhất là 32GB. Ngoài ra, công việc chỉnh sửa ảnh trên máy tính cũng phức tạp và mất khá nhiều thời gian. Vì vậy, bạn chỉ nên tiến hành chụp ảnh định dạng RAW và thực hiện các bước xử lý dữ liệu hình ảnh trên máy tính trong trường hợp thực sự cần thiết.

Theo: tomsguide.com