Chụp ngược sáng với đèn flash ngoài

Chụp ngược sáng với đèn flash ngoài
Đồng bộ ban ngày là một kỹ thuật dùng đèn flash dưới trời nắng với ánh nắng là nguồn sáng chính, và đèn flash là nguồn sáng phụ. Tôi sẽ giải thích các bước cơ bản và các hiệu ứng của chụp bằng kỹ thuật đồng bộ ban ngày.

Phần 1 Chụp một đối tượng đứng ngược mặt trời với kỹ thuật đồng bộ ban ngày


Đồng bộ ban ngày là một kỹ thuật dùng đèn flash dưới trời nắng với ánh nắng là nguồn sáng chính, và đèn flash là nguồn sáng phụ. Hãy sử dụng kỹ thuật này khi bạn muốn tránh tình trạng đối tượng có vẻ bị tối trong một cảnh ngược sáng, hoặc khi bạn muốn tái tạo màu sắc của đối tượng với tông màu sống động bằng cách chiếu đèn vào một ngày có mây. Ở đây, tôi sẽ giải thích các bước cơ bản và các hiệu ứng của chụp bằng kỹ thuật đồng bộ ban ngày.
ngược sáng cùng flash
 

Làm sáng đối tượng ngay cả khi nền sau có mặt trời

Trong một ảnh với mặt trời nằm trong nền sau, việc giảm khẩu độ xuống cho phép bạn chụp được hình mặt trời trong ảnh. Ví dụ này được chụp ở chế độ Aperture-priority AE và tại thiết lập khẩu độ f/22. Ở đây, tôi đã chọn E-TTL làm chế độ đèn flash để máy ảnh tự động quyết định lượng ánh sáng cần phát ra. Đối với một bố cục có nguồn sáng lớn chẳng hạn như mặt trời phía sau đối tượng, không cần phải nói, mặt trước của đối tượng sẽ tối. Để giải quyết vấn đề này, tôi nháy đèn flash từ phía trước để làm sáng đối tượng, đồng thời chụp bóng mặt trời.
ngược sáng cùng flash
EOS 60D/ EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM/ Aperture-priority AE (f/22, 1/125 giây)/ ISO 100/ Exposure compensation: -1EV/ WB: Daylight/ Flash: SPEEDLITE 580EX II (E-TTL)
 
 

Thủ thuật

  • Giảm khẩu độ để chụp màu sắc của bầu trời và hình dạng của mặt trời
  • Nháy đèn flash từ phía trước để làm sáng đối tượng
 

Điều Kiện Chụp

ngược sáng cùng flash

Vị trí của đối tượng, máy ảnh và đèn Speedlite

ngược sáng cùng flash
A: Xấp xỉ 1,5m
 
Vào ngày không mây, nắng ấm này, tôi chọn một bố cục với mặt trời xuất hiện trong nền sau của đối tượng. Tuy nhiên, làm như thế sẽ khiến cho mặt trước của đối tượng bị đổ bóng và có vẻ tối trong ảnh có được. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã điều chỉnh góc của bộ phát, và nháy đèn flash vào thân trên của đối tượng để làm sáng đối tượng. Ngoài ra, tôi giảm độ sáng của nền sau bằng các bù phơi sáng xuống -1EV.
 

Các Bước Để Đồng Bộ Ban Ngày

1: Xác định độ sáng của nền sau

 
ngược sáng cùng flash
Xác định mức bù phơi sáng theo độ sáng của nền sau. Dùng chế độ phơi sáng thủ công cho phép bạn đặt mức bù phơi sáng như mong muốn.
 
 

2: Điều chỉnh đèn flash

 
ngược sáng cùng flash
Điều chỉnh góc bộ phát của đèn flash sao cho ánh sáng được chiếu từ phía trước đối tượng.
 
 

3: Chụp thử một ảnh

 
ngược sáng cùng flash
Chụp thử một ảnh trong khi nháy đèn flash. Kiểm tra cân bằng độ sáng giữa nền sau và đối tượng.
 
 

4: Thực hiện bù phơi sáng flash

 
ngược sáng cùng flash
Theo đó điều chỉnh công suất đèn flash. Điều chỉnh bù phơi sáng máy ảnh lần nữa sau khi kiểm tra ảnh chụp thử.

Phần 2 Chụp ảnh sáng và ấn tượng về hoa và đối tượng với tính năng đồng bộ ban ngày

Trong [Phần 2], tôi sẽ giải thích các phương pháp chụp ảnh hoa và chân dung dùng tính năng đồng bộ ban ngày. Sau khi bạn đã thành thạo thủ tục đồng bộ ban ngày ở [Phần 1], bước tiếp theo là tìm hiểu cách sử dụng đèn flash để chụp tại một địa điểm thiếu sáng, chẳng hạn như bóng râm hoặc lúc chạng vạng. (Người trình bày: Koji Ueda)
ngược sáng cùng flash
 

Chụp màu sắc sống động của hoa trong bóng râm

Ngay cả đối với các tấm ảnh chụp vào ban ngày, màu sắc cũng có thể xuất hiện tẻ nhạt chẳng hạn như khi bạn chụp trong bóng râm. Đèn flash cũng rất tiện lợi trong trường hợp này. Vì màu của đèn flash gần với màu của ánh nắng vào ban ngày, bạn có thể chụp được những tấm ảnh có màu sắc sống động như những tấm được ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Tuy nhiên, lưu ý rằng các bóng râm mạnh sẽ được tạo ra ở đằng sau những bông hoa nếu đèn flash quá mạnh. Trong ví dụ này, tôi đã chỉnh phơi sáng flash về -1EV để tạo ra không khí tự nhiên.
ngược sáng cùng flash
EOS 60D/ EF35mm f/2/ Aperture-priority AE (f/2.5, 1/250 giây)/ ISO 100/ WB: Auto/ Flash: SPEEDLITE 430EX II (E-TTL, bù sơi pháng flash: -1EV)
 
 

Thủ thuật

  • Sử dụng đèn flash để tái tạo tông màu sống động
  • Điều chỉnh công suất đèn flash dùng tính năng bù phơi sáng flash
 

Điều Kiện Chụp

ngược sáng cùng flash
Chụp những bông hoa nở trong công viên. Màu sắc sống động của những bông hoa xuất hiện tẻ nhạt do có bóng râm, do đó tôi sử dụng đèn flash thay cho ánh nắng.

Vị trí của đối tượng, máy ảnh và đèn Speedlite

ngược sáng cùng flash
A: Xấp xỉ 1,0m
 
 

Chụp ảnh chân dung đồng thời giữ lại màu hoàng hôn

Khi chụp ảnh chân dung với mặt trời lặn ở nền sau, việc điều chỉnh phơi sáng dựa trên đối tượng chân dung sẽ dẫn đến nền sau quá sáng, do đó làm mất không khí của phong cảnh. Cân nhắc vấn đề này, tôi chọn mức phơi sáng giảm. Khi có một nguồn sáng rất mạnh trong ảnh, chẳng hạn như mặt trời, sẽ khó có được độ sáng mong muốn ở chế độ tự động phơi sáng. Trong ví dụ ở đây, tôi đã điều chỉnh mức phơi sáng theo độ sáng của nền sau ở chế độ phơi sáng thủ công, và nháy đèn flash để làm sáng đối tượng chân dung, lẽ ra đã bị phơi sáng thiếu.
ngược sáng cùng flash
EOS 7D/ EF70-200mm f/4L IS USM/ Manual exposure (f/10, 1/250 giây)/ ISO 100/ WB: Sử dụng đèn flash/ Flash: SPEEDLITE 430EX II (Manual, 1/2)

Thủ thuật

  • Cài đặt một mức phơi sáng thấp hơn ở chế độ phơi sáng thủ công
  • Điều chỉnh độ sáng của đối tượng bằng cách nháy đèn flash thủ công
 

Điều Kiện Chụp

ngược sáng cùng flash
Ảnh này được chụp trên đồi với mặt trời lặn nằm trong nền sau của đối tượng chân dung. Tôi sử dụng chân máy để ổn định bố cục cũng như tránh rung máy.

Vị trí của đối tượng, máy ảnh và đèn Speedlite

ngược sáng cùng flash
A: Xấp xỉ 5,0m
 

Chụp những nét dễ thương với cặp mắt long lanh

Bằng cách nháy đèn flash để làm sáng cặp mắt của đối tượng chân dung, bạn có thể chụp được những tấm ảnh có những nét dễ thương hơn. Ánh sáng phản xạ trong mắt, được gọi là ánh sáng phản chiếu, sẽ tăng kích thước khi diện tích của nguồn sáng lớn hơn. Trong ví dụ này, đèn flash được nháy với bộ phát đèn nháy hướng trực tiếp vào gương phản xạ phía sau nhiếp ảnh gia. Mục đích của gương phản xạ là để phản chiếu và khuếch tán ánh sáng. Ở đây, lượng ánh sáng được phản chiếu và khuếch tán là không đủ, do đó tôi bù phơi sáng flash +1,3EV.
ngược sáng cùng flash
EOS 600D/ EF50mm f/1.4 USM/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/200 giây)/ ISO 100/ WB: Auto/ Flash: SPEEDLITE 580EX II (E-TTL, bù sơi pháng flash: +1,3EV)
 
 

Thủ thuật

  • Dùng đèn flash để tạo ánh sáng phản chiếu trong mắt
  • Dùng gương phản xạ để phản xạ ánh sáng từ đèn flash
 

Điều Kiện Chụp

ngược sáng cùng flash
Trong ảnh này, đối tượng chân dung đứng trong bóng râm. Ở các điều kiện bình thường, ảnh có được sẽ xuất hiện tối. Ngoài ra, tông màu da đẹp của người mẫu nữ sẽ không được chuyển tải, và nét biểu cảm của cô cũng sẽ trông tẻ nhạt. Trong trường hợp này tôi sử dụng gương phản xạ đằng sau máy ảnh để phản xạ ánh sáng từ đèn flash, và sử dụng đèn khuếch tán mịn để làm sáng đối tượng.

Vị trí của đối tượng, máy ảnh và đèn Speedlite

ngược sáng cùng flash
A: Xấp xỉ 0,2m
B: Xấp xỉ 1,5m
 
 

Các Bước Bù Phơi Sáng

Đối với các mẫu máy có Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh

 
ngược sáng cùng flash
ngược sáng cùng flash
 
Kiểm tra trạng thái của công tắc khóa đa năng, và cho phép sử dụng Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh. Tiếp theo, xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh* trong khi nhấn hờ nút chụp, hoặc trong vòng bốn giây sau khi nhấn hờ (sáu giây trong trường hợp là EOS-1D series). Xoay Bánh Xe theo chiều kim đồng hồ sẽ làm tăng phơi sáng (sáng hơn), trong khi xoay theo chiều ngược lại sẽ làm giảm phơi sáng (tối hơn).
* Đối với các mẫu máy không được tích hợp các chức năng chẳng hạn như trong Hình A, nhấn hờ nút chụp, sau đó xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh.
 
 

Đối với các mẫu máy có nút Bù Phơi Sáng

 
ngược sáng cùng flash
ngược sáng cùng flash
 
Xoay Bánh Xe Chính trong khi nhấn nút Bù Phơi Sáng. Để tăng phơi sáng (sáng hơn), xoay nó theo chiều kim đồng hồ. Để giảm, xoay nó theo hướng ngược lại.
 

Thủ thuật Kích thước của ánh sáng phản xạ thay đổi theo kích thước của gương phản xạ

Kích thước của ánh sáng phản xạ tỉ lệ thuận với kích thước của nguồn sáng được phản xạ trong mắt. Nói cách khác, nên dùng một gương phản xạ lớn nếu bạn muốn tạo ra ánh sáng phản xạ lớn hơn. Ngoài ra, gương phản xạ càng gần mắt, nó sẽ xuất hiện càng lớn, do đó hãy cố tìm một vị trí lý tưởng để đặt gương phản xạ, máy ảnh và đối tượng. Nếu không có gương phản xạ, bạn có thể sử dụng một bức tường màu trắng hoặc một tấm giấy trắng để thay thế.
Thay đổi kích thước của ánh sáng phản xạ bằng kích thước của gương phản xạ
 
ngược sáng cùng flashngược sáng cùng flash
Gương Phản Xạ Nhỏ
ngược sáng cùng flashngược sáng cùng flash
Gương Phản Xạ Lớn

Tác giả bài viết: Koji Ueda

Nguồn tin: CANON