Hyperfocal Distance - Sử dụng Hyperfocal để tối đa hoá độ sâu trường ảnh

Hyperfocal Distance - Sử dụng Hyperfocal để tối đa hoá độ sâu trường ảnh
vuanhiepanh.com Cần phải lấy nét trong khoảng cách Hyperfocal Distance để đảm bảo độ sâu trường ảnh cao nhất, đó là từ điểm giữa máy ảnh đến điểm Hyperfocal Distance, đến vô cực. Khoảng cách Hyperfocal Distance là tham số rất hữu ích đối với chụp ảnh phong cảnh, và sẽ giúp chúng ta đạt được độ sâu trường ảnh cao tốt nhất, và do đó sẽ sản sinh ra một bức ảnh chi tiết nhất khi in. Tuy nhiên, hiểu biết về khoảng cách siêu nét này còn giúp chúng ta chọn được ống kính và khẩu độ phù hợp; trong bài viết này sẽ giải thích cách tính toán và xoá bỏ một số quan niệm sai lầm phổ biến.
Chúng ta không phải nhất thiết phải sử dụng khoảng cách này một cách máy móc, nhưng dù sao đây là một thông số rất hữu ích để tham khảo.


Lưu ý rằng chỉ có ảnh bên phải cho thấy các từ được đọc dễ dàng tại tất cả các khoảng cách. Trong ảnh đó điểm Hyperfocal gần như ở giữa điểm nét gần nhất và xa nhất, mặc dù thực tế thì điểm Hyperfocal ít khi nào ở giữa như vậy.

Nó nằm ở đâu?

Đó là khoảng cách lấy nét tối ưu. Khoảng cách Hyperfocal được định nghĩa là khoảng cách gần nhất mà đối tượng tại đó vẫn nét khi ống kính vẫn giữ độ nét chấp nhận được của các đối tượng ở rất xa (vô cùng). Nếu một đối tượng ở trước khoảng cách này, cho dù chỉ là một chút thôi thì đối tượng đó cũng không còn nằm trong độ sâu trường ảnh. Khi lấy nét tại khoảng cách này, tất cả các đối tượng trong khoảng cách trước 1/2 điểm Hyperfocal trở về sau vô cực sẽ sắc nét.

hyperfocal_diagram.png
 
Giá trị của khoảng cách Hyperfocal được tính cho máy ảnh FullFrame và CF 1.6 chi tiết ở cuối bài viết, chúng ta không cần tìm hiểu về công thức, trừ khi có nhu cầu làm một chương trình để tính toán cụ thể.

Thận trọng

Vấn đề với khoảng cách siêu nét là các đối tượng khá xa ở hậu cảnh nằm bên ngoài độ sâu trường ảnh. Những đối tượng đó hầu như không đáp ứng được định nghĩa là có "độ nét chấp nhận được". Điều này được chấp nhận chi tiết như sau, giả xử hầu hét mọi người có thể nhìn thấy 
nguyen-tac-chup-canh-gioi-han

Độ sắc nét có thể được dùng như một công cụ hưu ích để thêm điểm nhấn cho ảnh, nhưng sử dụng một cách cẩu thả/mù quáng có thể bỏ qua những khu vực mà tại đó cần có độ sắc nét hơn những khu vực khác. Ví dụ một tiền cảnh chi tiết có thể cần sắc nét hơn hậu cảnh như ảnh trên. Thay vì làm một tiền cảnh mềm đi để nhận được hậu cảnh sắc nét. Cuối cùng, một hình ảnh hoàn hảo với một khoảng nét mỏng (ví dụ như ảnh chân dung) để tách những đối tượng ở tiền cảnh khỏi hậu cảnh.

Khi chụp bằng cách giữ máy ảnh trên tay, người ta thường chọn nơi để phân bổ độ sắc nét nhất (do hạn chế của khẩu độ và tốc độ). Trong những tình huống này phải điều chỉnh và quyết định nhanh, và do đó khoảng cách Hyperfocal thường không phải là lựa chọn tốt nhất.

Một nguyên tắc khi chụp những cảnh giới hạn

Nếu cảnh bị giới hạn hậu cảnh (không thể mở rộng ra cuối chân trời), hoặc không có tiền cảnh gần? Mặc dù khoảng cách siêu nét không còn giá trị, thì vẫn còn có một khoảng cách lấy nét tối ưu giữa tiền cảnh và hậu cảnh.

hyperfocal_im3.jpg
 
Nhiều người thường sử dụng một nguyên tắc là tập trung nét vào 1/3 khoảng cách trong khung ảnh để đạt được độ sắc nét tối đa. Chúng ta có thể bỏ qua lời khuyên này do khoảng cách này ít khi là giá trị tối ưu, vị trí thực sự thay đổi phụ thuộc vào khoảng cách đến đối tượng, khẩu độ và chiều dài tiêu cự của ống kính. Sự khác biệt của độ sâu trường ảnh là ở phía trước của mặt phẳng tiêu cự khoảng 1/2 khoảng cách từ đối tượng nét gần nhất, và giảm đến 0 khi đến vị trí Hyperfocal. Nguyên tắc 1/3 là chính xác giữa hai vị trí đó. Và trong trường hợp này để tính toán vị trí lấy nét tối ưu chính xác, hãy tính độ sâu trường ảnh. Bảo đảm rằng, khoảng cách cả đối tượng gần nhất và xa nhất nằm trong khoảng nét chấp nhận được trong khung ảnh.

Bảng Hyperfocal Distance phổ thông

xac-dinh-hyperfocal-distance-trong-nhiep-anh

HD1.png
Bảng Hyperfocal của máy CF 1.6


 
Thực hành

Khoảng cách Hyperfocal tốt nhất được dùng khi đối tượng chính được trải rộng trong khoảng cách này. Ví dụ sau đây minh hoạ cho việc áp dụng khoảng cách Hyperfocal để chụp được một bức ảnh có độ sâu trường ảnh tốt nhất (các chi tiết trong ảnh đều sắc nét). Và thường trong những trường hợp này, người chụp phải chuyển sang chế độ lấy nét điểm hoặc lấy nét bằng tay.

Bức ảnh dưới đây được chụp bằng máy Canon 5D Full-Frame với ống kính zoom 24-105mm (loại L) có sử dụng thêm filter ND để cân bằng phơi sáng và tripod, ảnh được chụp tại 24mm/f-11 để lấy khung cảnh rộng và tối đa độ sâu trường ảnh mà không bị nhiễu xạ (đây cũng là khẩu độ hay dùng khi chụp ảnh phong cảnh). Đối tượng chính là những tảng đá, nhưng trong ảnh không chỉ toàn bộ các tảng đá mà cả sườn đồi và bầu trời đều rất nét.

1a_large.jpg
Castlerigg Stone Circle
 
Ảnh này được bố cục đúng quy luật 1/3, các tảng đá nằm ở 1/3 dưới cùng, thung lũng nằm ở 1/3 giữa và 1/3 trên cùng cho quả núi và bầu trời. Nếu chúng ta lấy nét ở thung lũng, các tảng đá sẽ bị mờ trong khi thung lũng và quả núi cùng bầu trời rất nét. Nếu chúng ta lấy nét những tảng đá ở giữa, thì từ những tảng đá được lấy nét trở về sau vẫn nét, nhưng những tảng đá ở gần máy ảnh sẽ bị mất nét.

Theo bảng tính thì khoảng cách Hyperfocal là khoảng 1.6m. Và trong ảnh này, điểm chọn lấy nét ở khoảng cách Hyperfocal đó là hai tảng đá ở góc trái bên dưới. Và bắt đầu từ điểm đó đến vô cùng sẽ được lấy nét trên bức ảnh cuối cùng. Dĩ nhiên, các điểm từ 1.6m đến 0.8m cũng được lấy nét, tuy nhiên trong ảnh không thể hiện.

Đây là một nội dung trong loạt bài viết cùng tìm hiểu và nâng cao trình độ chụp ảnh!

Tác giả bài viết: chưa xác định