Sự thật về nghề nhiếp ảnh

Sự thật về nghề nhiếp ảnh
vuanhiepanh.com Sống với đam mê là một điều rất tuyệt vời và càng tuyệt vời hơn nữa nếu đam mê đó có thể nuôi sống chúng ta. Nhiếp ảnh là một trong những nghề mà bạn có thể thực hiện được điều đó. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thứ của nó đều tích cực. Dưới đây là những sự thật mà bạn phải chấp nhận khi quyết định trở thành một nhiếp ảnh gia.

1.Dành nhiều thời gian cho việc kinh doanh hơn là chụp ảnh

Bắt đầu với điều đầu tiên: Trở thành nhiếp ảnh gia không có nghĩa là công việc của bạn chỉ là chụp ảnh. Điều quan trọng là bạn được trả tiền để làm điều đó. Trừ phi bạn đã có một team hoặc đã cộng tác với một studio, nếu không bạn sẽ có nhiều việc phải làm hơn là chụp ảnh. Những điều bạn cần làm như sau:
-Giới thiệu ảnh chụp
-Tìm kiếm khách hàng mới
-Học cách trở thành một nhà tiếp thị
-Phát triển ý tưởng
-Tìm cách cải thiện việc kinh doanh
-Cân bằng ngân sách

.....
Những sự thật về nghề nhiếp ảnh - 11347
Cả việc thiết kế một danh thiếp sao cho thu hút khách hàng cũng sẽ tiêu tốn nhiều sức lực của bạn
Và đó chỉ là những việc căn bản mà bạn phải làm. Chụp ảnh là phần đơn giản nhất trong các danh mục việc phải làm

2. Không nổi tiếng

Đây là một thực tế rất phũ phàng của người nhiếp ảnh. Bạn là một nhiếp ảnh gia nối tiếng thế giới, người trong ngành đều biết đến bạn nhưng bạn sẽ không bao giờ nổi tiếng trước công chúng và bạn vĩnh viễn là người "đứng sau màn sân khấu". Mình có thể lấy ví dụ cho các bạn như thế này. Mọi người đều biết TT. Obama nhưng ít ai biết đến Pete Souza, người chụp hầu hết ảnh cho vị tổng thống nổi tiếng này.

Những sự thật về nghề nhiếp ảnh - 11348
Bức ảnh nổi tiếng "TT. Obama theo dõi việc tiêu diệt Osama Bin Laden" do Pete Souza chụp 

Nhưng nó cũng có một nghịch lý là bạn cần phải có một mối quan hệ rộng rãi, đặc biệt với những người cùng ngành. Bởi đây là có thể là nguồn khách hàng hết sức tiềm năng cho việc kinh doanh.

3.Đây là một nghề không cần bằng cấp

Một sự thật đáng buồn là khi bạn đi xin việc về nhiếp ảnh hoặc tiếp thị với khách hàng, sẽ không ai quan tâm nhiều đến những bằng cấp mà bạn đang có về nhiếp ảnh. Cái họ cần là những hình ảnh bạn đã chụp.
Những sự thật về nghề nhiếp ảnh - 11349
Flickr là một lựa chọn rất tốt cho việc lưu trữ ảnh đã chụp
Bạn có thể lãng phí hàng triệu đồng cho các lớp nhiếp ảnh chuyên môn nếu không có sản phẩm để trình bày cho người tuyển dụng.

Bằng cấp!? Quên nó đi. Không bằng cấp nào có thể hơn được kinh nghiệm thực tế.

4. Các mối quan hệ và khả năng marketing là những ưu tiên lớn nhất

Tiêu đề mình có hơi thổi phồng về vấn đề "lớn nhất". Tuy nhiên, cả hai đều là những mối ưu tiên quan trọng cho việc trở thành nhiếp ảnh gia của bạn. Vậy cách tốt nhất để phát triển nó là hãy tận dụng các trang mạng xã hội và các diễn đàn về nhiếp ảnh. Rất nhiều khách hàng và các biên tập cho các tờ báo lớn đều tham gia vào chúng.
Những sự thật về nghề nhiếp ảnh - 11350
Các cộng đồng mạng xã hội là những nguồn công việc tiềm năng
Cách đề gây chú ý là tương tác và hòa mình vào những cộng đồng đó. Hoạt động tốt nó sẽ đem lại cho bạn những cơ hội việc làm rất tuyệt vời.

5. Bạn phải luôn cố gắng, dù là có thất bại

Đừng sợ thất bại. Tất cả mọi người cùng cố gắng, và cũng thất bại nhưng người giỏi nhất sẽ quay lại tiếp tục công việc và cố gắng.Đó là cách nhanh chóng học được những kinh nghiệm quý giá cho công việc.
Những sự thật về nghề nhiếp ảnh - 11351
Đừng bao giờ bỏ cuộc dù gặp thử thách
Đây có thể sẽ là một kế hoạch dài, có thể hơn vài tháng thậm chí kéo dài cả năm. Nhưng chắc chắn bạn sẽ thích nghi được với công việc của một người nhiếp ảnh thật thụ

6. Thách thức lớn nhất sẽ là cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Bạn có thể lôi kéo bạn bè của mình ra khỏi tiệc tùng vào cuối tuần!? Có thể đó sẽ là một điều rất khó khăn. Thay vào đó, bạn tiếp tục hoàn thành công việc chụp ảnh hoặc chỉnh sữa hoặc xử lý các hóa đơn.
Những sự thật về nghề nhiếp ảnh - 11352
Điều quan trọng nhất là học cách cân bằng tất cả mọi thứ trong cuộc sống
Đó là một sự thật khủng khiếp khi bạn bắt đầu tiến hành công việc kinh doanh riêng: Bạn bè của bạng làm việc 8h/ngày và sau đó họ có thể dành thời gian thư giãn vào buổi tối. Còn riêng bạn sẽ phải chiến đấu vì sự tồn tại của công việc kinh doanh vào sáng sớm hoặc khuya muộn. Bạn là trụ cột của gia đình. Và đôi khi bạn cần phải làm thêm giờ để đảm bảo được công việc kinh doanh suôn sẽ.

Tác giả bài viết: danghv

Nguồn tin: congnghe.5giay.vn