Kỹ thuật chụp ảnh toàn cảnh (panorama)

Kỹ thuật chụp ảnh toàn cảnh (panorama)
vuanhiepanh.com Kỹ thuật chụp ảnh toàn cảnh (panorama) không khó nếu bạn hiểu nguyên tắc chụp của nó
Với hầu hết những sản phẩm máy ảnh Alpha hiện nay, để chụp 1 tấm ảnh Panorama (ảnh toàn cảnh) không còn là điều khó khăn thông qua chức năng Sweep Panorama  trên máy ảnh.
Để có 1 tấm ảnh Panorama đẹp, điều quan trọng bạn luôn luôn nhớ đó là đối tượng trong ảnh phải nét theo những bước sau:
1. Lấy nét vào đổi tượng (chủ thể) bằng cách nhấp nữa cò bấm (1/2 nút bấm chụp), ống kính hướng vào đối tượng
2. Vẫn giữ nút bấm chụp ở 1/2, quét ống kính qua trái/ phải tùy vào hướng quét của máy. 
3. Bấm hết 1/2 nút bấm chụp rồi quét đều theo hướng mũi tên trên LCD của máy ảnh
Lưu ý:
- Quét máy ảnh theo vòng cung với tốc độ không thay đổi và theo cùng hướng được chỉ ra trong màn hình LCD
- [Sweep Panorama] chỉ thích hợp với chủ thể tĩnh hơn là chủ thể đang di chuyển
[IMG]
- Khi sử dụng ống kính có 2 tiêu cự (ống kính zoom), nên sử dụng tiêu cự nhỏ nhất (góc nhìn rộng nhất)
- Lấy nét vào đối tượng chính
- Chọn kích cỡ hình ảnh và hướng quét trong [Menu] -> [Camera] hoặc [Image size]

Ưu điểm:

- Dễ sử dụng
- Biết ngay kết quả sau khi quét
- Chụp thay thế những ống kính góc rộng ở những nơi chật hẹp
- Chụp ảnh tập thể
[IMG]

Nhược điểm:

Kích cỡ tối đa khi rọi ảnh: không quá 1m chiều ngang. 

Vậy với những máy ảnh không có chức năng Sweep Panorama hay bạn muốn rửa to với kích thước 2m chiều ngang thì làm cách nào? Không có cách nào khác ngoài cách làm thủ công như dưới đây:

Chụp ảnh Panorama theo cách thủ công:

Như bạn cũng biết, cách chụp pano truyền thống là để ngang máy, chụp 3 tấm, tấm sau đè lên 1/3, sau đó ghép lại thành 1 tấm panorama.
Nhược điểm của cách chụp này:
+ Do dùng lens Wide để chụp, lens wide thường hay bị cong 2 mép 2 bên nên đường chân trời trong ảnh sẽ bị cong.
+ Sẽ khó dùng soft để ghép do chênh lệch độ sáng
+ Độ phân giải không cao.
Nay chúng ta đã qua kỹ thuật số, không còn phải sợ tốn kém phim ảnh nữa, cho nên không cần phải hạn chế số khung hình, chụp càng nhiều càng tốt. 
Trước khi chụp, Bạn cần lưu ý vài điều sau:
+ Dựng đứng máy khi chụp để hạn chế đường chân trời bị cong
+ Chụp thoải mái từng khung hình 1, không cần phải canh tấm sau chồng lên mấy phần tấm trước
+ Chụp càng nhiều càng tốt
+ Lấy nét vào đối tượng hoặc vô cực (nếu không có đối tượng cần nhấn)
+ Wide hết cỡ, Tele cũng không sao cả nếu chủ thể ở xa
+ Tuỳ vào độ sáng của môi trường. Nếu đủ sáng thì không cần chân máy (thường là ánh sáng ban ngày)
+ Khẩu độ cài đặt từ 8 -> 11 (tùy vào độ sáng của môi trường chụp)
+ ISO100 - 200 tuỳ vào độ sáng để lấy tốc độ màn trập cao
+ Chụp RAW nếu muốn in khổ lớn
+ Chụp liên tục và đều, tránh gián đoạn khi chụp.
Để chụp được 1 tấm pano hoàn chỉnh, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Dùng chế độ A, khẩu 11 (hoặc 8), quét từ trái wa phải (hoặc từ phải qua trái tuỳ thói quen). Vừa quét vừa nhấn half-press, quan sát tốc độ màn trập nhảy như thế nào, sau đó chọn trị số tốc độ màn trập trung bình.
Bước 2: Sau khi đã biết được trị số khẩu độ và tốc độ màn trập trung bình. Chuyển qua chế độ M, cài đặt theo 2 giá trị đó.
Bước 3: Quét toàn cảnh lại 1 lần nữa, lần này chú ý sự thay đổi giá trị EV, điểu chỉnh lại tốc độ màn trập sao cho EV chạy trong khoảng từ -0.7 -> +0.7 (càng gần giá trị 0 càng tốt). Ngoài ra khi quét, chú ý bộ cục hình ảnh sẽ quét, cố gắng lấy góc nhìn rộng hơn đối tượng muốn chụp.
Bước 4: Sau khi đã xác định được khẩu độ, tốc độ màn trập và bố cục. Chuyển sang lấy nét thủ công (MF) và chụp. Vừa quét vừa bấm chụp, tấm sau cách tấm trc càng ít càng tốt. Chụp càng nhiều khung hình (frame) càng tốt. Và cố gắng quét sao cho đường chân trời thẳng (máy hất lên xuống cũng được)
Sau khi chụp xong, Bạn phải thêm bước xử lý để có 1 tấm ảnh Panorama hoàn chỉnh:
- Hình ảnh chụp pano cố gắng cho vào 1 thư mục riêng
- Dùng phần mềm Image Data Converter của Sony (hoặc các phần mềm xử lý RAW) convert RAW sang TIFF. Chú ý khi convert đừng động đến EV, các giá trị khác muốn thay đổi như contrast, saturation, sharpness...thì phải thay đổi cùng 1 giá trị cho tất cả các khung ảnh. Tốt nhất không thay đổi gì cả.
- Sau khi đã có file TIFF, dùng Autopano Pro hoặc Autopano Giga để ghép tất cả những file ảnh đó lại với nhau.
Đây được xem lại bước may mắn, quyết định thành công vì toàn bộ là do máy làm. Nếu autopano pro không ghép ra được tấm pano, bạn khoang thất vọng, hãy sử dụng 1 máy tính khác để ghép lại theo bước trên. Autopano pro ghép đc hay không còn tuỳ thuộc vào cấu hình của máy tính nữa.
Một số ví dụ về ảnh Panorama:
1. Ảnh Panorama đứng

[IMG]

2. Ảnh Panorama thông thường:

[IMG]

3. Ảnh Panorama đêm:

[IMG]

 

 

Nguồn tin: Sưu tầm