Luận bàn về nhiếp ảnh dùng phim ở Việt nam

Luận bàn về nhiếp ảnh dùng phim ở Việt nam
vuanhiepanh.com Điều đáng buồn của những người chơi nhiếp ảnh film của Việt Nam đó là sự sai lệch về kiến thức dễ dàng được chấp nhận và bỏ qua. Kiến thức sai là chuyện bình thường, ai cũng sẽ phải có những lúc như vậy, điều quan trọng là mọi người trong cộng đồng phải giúp đỡ đi kèm với học hỏi để cùng nâng cao trình độ của cộng đồng lên. Nhiếp ảnh film ở VN là một mảng được nổi lên bằng trào lưu giải trí, ko phải từ nhu cầu xã hội. Vì vậy mà có rất nhiều kiến thức chưa hoàn thiện. Nhưng điều đáng buồn là những người có kiến thức thực sự, có kinh nghiệm và trải nghiệm chân chính thường nhắm mắt cho qua những điều sai lệch này, phần vì nể nhau vì quen biết ngoài đời, phần vì quá chán tới mức còn mải facepalm giờ vẫn chưa xong. Đến một lúc chúng ta phải thôi nể nhau, cùng ‘phê và tự phê’ để đưa trình độ cộng đồng lên
.
Tôi viết bài này không phải mạt sát hay chê bai những người phát ngôn những điều sau. Nhưng kiến thức không chính xác phải được chỉnh sửa dù ít hay nhiều, sự chỉnh sửa này có thể vẫn chưa chính xác, vì vậy cần rất rất nhiều bạn khác cũng tiếp tục bổ sung và chỉnh sửa, đừng để gây những sự hiểu lầm và lệch lạc cho những bạn newbie mới chơi film.

1. Đo sáng niềm tin

(*)”Mình và tất cả những người bị mình thuốc đều tập chụp từ một máy film không có đo sáng.
Đó vẫn là cách học truyền thống cho những người muốn tiến xa.
Máy số nó auto hết, rồi chả biết tí gì về nhiếp ảnh”
Sai, công nghệ phát triển đi lên để phục vụ con người chứ ko phải để chúng ta phải tự hành xác nhau bằng cách mua cái máy film không đo sáng và đoán mò. Sau đó chụp sai hơn chục cuộn đo sáng đúng rồi vỗ ngực hô hô là mình biết đo sáng rồi. Muốn học đo sáng là phải mua máy đo sáng, dùng máy để biết zone nào là zone 5, biết thế là nào đo sáng tới/phản xạ, dùng để biết là ánh sáng vào máy và vào film khác nhau như nào, dùng máy đo sáng để tập tính chuyên nghiệp, tính nghiêm túc của nhiếp ảnh.  Máy đo sáng nào mà chả bấm nút phát nó ra chỉ số luôn, nhưng quan trọng là người ta dùng làm sao. Nếu cứ bấm bừa ra số rồi chụp thì đó là ko biết cách dùng chứ ko phải đổ tại máy đo sáng.
Điều chắc chắn là người muốn tiến xa không cần (và không nên) đo sáng mò.
Đo sáng mò (mỹ miều là đo sáng niềm tin) dành cho những lúc đi chụp quên đo sáng. Nhưng mà người đã mua đo sáng thường ko quên mang đo sáng. Dùng máy có đo sáng built-in càng tiện. nếu đã học đo sáng niềm tin thì cũng phải học để biết zone 5 là gì, biết các chất liệu phản xạ ánh sáng như nào…, và có thể học dùng thêm cái bảng đo sáng EV hay dán ở lưng máy một số máy film cổ. mình thấy cái bảng đo sáng đó rất thú vị.

2. Chất lượng của Leica

“Đẳng cấp mà,vì có hãng nào vượt mặt Leica về chất lượng thấu kinh đâu…chính vì thế các sao,diễn viên,nhiếp ảnh gia và cả Tổng thống Nga luôn có ít nhất vài con để thể hiện đẳng cấp của mình..”
Không bàn về chất lượng của Leica, ở đây bàn tới lý do máy Leica nổi tiếng là do có nhiều ngôi sao sử dụng là sai. Danh tiếng của một hãng như Leica không phải đo bằng số lượng người nổi tiếng sử dụng nó. Ai học kinh tế đều biết đây là chiêu PR của hãng, và PR tốt ko đồng nghĩa chất lượng tốt (trong trường hợp này thì may mà Leica chất lượng tốt thật).

3. Sử dụng filter màu chụp đen trắng.

“Mình trước khi chụp đen trắng với filter màu thì hay gắn filter lên điện thoại chụp trước, preview ảnh rồi mới quyết định chụp trên máy film thật.”
Điều này sai bét. Việc gắn filter màu hay sử dụng chụp đen trắng lên một thiết bị số chụp không cho ra kết quả gì cả. Máy số sẽ tự động cân bằng trắng lại và chụp ra một tấm ảnh nói chung là không khác gì không chụp filter. Mình đã một hôm lôi 3 chiếc điện thoại của mình và bạn gồm: iphone, HTC, Motorola, chụp và lần lượt gắn filter vàng và đỏ lên, chụp cả ở mode BW và mode ảnh màu rồi convert tự động sang BW ngay trên điện thoại. Kết quả rất rõ ràng, không có sự khác biệt nào cả.
Mình mô tả cụ thể việc test trên D90 cho mọi người hiểu hơn:
Ảnh chụp bầu trời, nắng gắt, trời rất xanh, gắn filter màu cam O1 lên 35 f/2 và D90.
Đây là tấm ảnh chụp với filter ở mode màu:
Nhung cau noi boi bac trong nhiep anh film - Dat Tran blog (3)
Đây là tấm ảnh chụp với filter ở mode đen trắng, convert tấm màu trên sang BW ở PS cũng ra kết quả tương tự:
Nhung cau noi boi bac trong nhiep anh film - Dat Tran blog (2)
Còn nếu mình chụp trên film đen trắng thì kết quả sẽ ra gần như sau:
Nhung cau noi boi bac trong nhiep anh film - Dat Tran blog (1)
Ta thấy kết quả khi gắn filter màu lên máy số chụp ở mode BW hoàn toàn khác với việc gắn chính filter đó lên máy film BW.
Vậy có 2 kết luận:
- Filter màu trong nhiếp ảnh BW ko có ý nghĩa với máy số
- Gắn filter màu trên máy số còn giảm chất lượng, VD như gắn filter Đỏ, cảm biến số vốn thu 50% màu xanh lá, 25% Đỏ và 25% màu lam, gắn filter đỏ làm ảnh chỉ còn 25% tín hiệu, ảnh sẽ không chất lượng nữa.

4. Vấn đề về trình độ chụp và máy sử dụng

“Anh dùng máy Leica, lens Leica, film anh chụp là film Japan, anh làm sao mà chụp xấu được!”
Đây là câu chỉ có lính mới nói, đáng tiếc lại là do một người chơi film vài năm phát ngôn. Sự liên quan giữa chất lượng tấm ảnh với chất lượng thiết bị và trình độ nhiếp ảnh nói chung là độc lập. Chỉ có thể nói là, với cùng 1 người, thiết bị càng tốt thì ảnh có thể cũng tốt theo. Nói rằng cứ cầm máy đắt tiền là sẽ chụp đẹp thì thật là ấu trĩ.

5. Ảnh film có đẹp hơn ảnh số

“Nói chung là hình ảnh từ flim thì lúc nào cũng đẹp và tươi hơn ảnh số là điều hiển nhiên rồi”
Hiển nhiên cái ccc. Mình sẽ giải thích cho khái niệm ảnh ‘tươi’: ảnh thấy ‘tươi’ và ‘trong’ là do histogram của tấm ảnh tốt, tức là biểu đồ histogram trải từ highlight tới shadow và có hình dạng đồi. Khi chụp film, chưa nói tới cách hoạt động của film vội, khi scan film, máy scan sẽ tự cân sáng tấm ảnh sao cho histogram được như trên, vì vậy ảnh film nhìn nói chung histogram tốt sau khi scan xong.

Với ảnh số, cảm biến số hấp thụ tất cả những gì bạn nhìn thấy. Nếu khung cảnh vốn có histogram không tốt (mờ đục do sương chẳng hạn) thì ảnh cũng vậy. Có thể edit lại tấm ảnh trên PS bằng cách kéo lại histogram thì sẽ trong như film ngay. Thực tế là do kỹ thuật đo sáng không tốt + lựa chọn khung cảnh không có histogram tốt nên ảnh số chụp ra nhìn ngay trên máy đôi lúc nhìn hơi đục. Cùng khung cảnh đó và đo sáng đó, chụp film cũng sẽ ra ảnh đục, nhưng khi scan, máy scan đã cân lại histogram cho ta rồi.
Vì vậy việc nói film luôn luôn tươi và trong hơn ảnh số là không hiểu rõ về cách hoạt động mục đích của file raw ảnh số. Không thể nói là điều hiển nhiên rằng chụp film LUÔN LUÔN trong hơn số được.
London Paris 121028 058

6. Ảnh film nên PS hay không

“Bác nên để 2 tấm ảnh : 1 chụp bằng máy phim + 1 chụp bằng máy kỹ thuật số trên 1 màn hình và ngắm 2 cái ảnh đó nhé (tất nhiên là chưa Xốp rồi)
MÌnh chỉ cần biết là : với 1 tấm ảnh phim mình ngắm đi ngắm lại cả chục lần, còn ảnh kts mình nhìn 1 lần rồi quên luôn ^^
Việc ảnh qua máy scan thì đúng là Digital nhưng là hình thức, bản chất của nó vẫn là ảnh phim bác cứ bao đồng; nói như bác thì mọi thứ đều tuyệt đối hết ah ???”
Nếu đã tự vỗ ngực là chơi analog thì ngon ăn là phải chơi cả rọi ảnh. Rọi ảnh thì phải rọi trên được cả giấy FB (chứ rọi giấy RC thì dễ quá), rọi cả giấy multi-grade và dùng filter tóe lóe thì hẵng nói.
Ngắm đi ngắm lại là do sở thích, chả nói lên điều gì.
Film đã qua máy scan là cho một thiết bị điện tử căn chỉnh màu sắc, exposure rồi, là digital rồi. Film lúc này chỉ đóng vai trò là nguyên liệu đầu vào, đầu ra vẫn có can thiệp của kỹ thuật số rồi. Chả có cái gì là “bản chất của nó vẫn là ảnh film” cả.
Như mình, mình chơi film vì 2 lý do:
- Ảnh đen trắng chơi film rất thú vị, dùng filter, dùng thuốc tráng, rồi cả rọi. Quá tuyệt vời!
- Cảm giác cầm một chiếc máy film vintage rất thích, khi cầm máy film, mình thấy vui hơn, có hứng thú hơn, và việc chơi film của mình chỉ dừng ở mức thỏa mãn sự hứng thú hàng ngày, không phải vì chất lượng nó đem lại. Nếu mình có 2000$ để tìm một cái gì chất lượng, mình sẽ mua D800 chứ không mua Leica film hay Hassy film làm gì.
(*) các câu quote được rút ngắn đi, sửa đổi chút cho dễ đọc mà vẫn giữ nguyên ý.

Nguồn tin: trpdat.com