Ảnh thủ công, nghệ thuật biến giấc mơ thành sự thật

Ảnh thủ công, nghệ thuật biến giấc mơ thành sự thật
Ảnh thủ công là một thể loại đặc biệt nhất nằm ở giữa mỹ thuật và nhiếp ảnh, cho phép người nghệ sỹ dùng các công cụ đồ họa để tạo ra một hình ảnh độc đáo, mới lạ thay vì những hình ảnh chân phương vốn có. Sự thủ công này đem lại hiệu quả rất cao, không chỉ bắt mắt mà còn chứa đựng nhiều thông tin. Tùy theo trí tưởng tượng và sức sáng tạo của mỗi người mà sẽ có các kết quả khác nhau - một điều hoàn toàn trái ngược với nhiệm vụ của nhiếp ảnh là phản ánh chân thực một sự thật. Do đó, ảnh thủ công được xếp vào loại ảnh giải trí phục vụ cho việc cổ động, quảng bá.Nhìn lại quá khứ, người ta thấy rằng không phải bây giờ ảnh thủ công mới xuất hiện mà nó cũng ra đời từ lâu với các thể loại ảnh thông thường như ảnh chân dung, ảnh phong cảnh song được tô vẽ , tẩy xóa, dán thêm các chi tiết nhằm tăng sự hấp dẫn, che đi cái rườm rà hoặc chỉ tập trung vào một đối tượng nổi bật.
anh
 Nhà kiến trúc. Ảnh: Erik Johansson 
 anh
Đi con dường riêng. Ảnh: Erik Johansson 
 Một trong những bức ảnh được chỉnh sửa đầu tiên có lẽ là các bức ảnh trong thời nội chiến của Mỹ và đại chiến thế giới, chẳng hạn như ảnh chân dung của hai vị tổng thống Abraham Lincoln và đại tướng Ulysses S.Grant Mỹ. Trong ảnh của Lincoln chụp năm 1860 bằng phương pháp in thạch bản, thì hình ảnh được ghép từ hai phần thuộc hai bức ảnh khác nhau, gồm phần đầu của chính tổng thống Lincoln và phần thân của nhà chính trị John Calhoun. Trong ảnh của S. Grant, cũng có ba phần gồm phần đầu của tướng S.Grant được lấy từ ảnh của chính ông, phần thân và con ngựa được lấy từ ảnh của tướng Alexander M. McCook và phần nền là các tù nhân Confedarate bị bắt trong trận chiến đồi Fisher, Virginia và kết quả cuối cùng là một bức ảnh chân dung một vị tướng rất oai vệ cưỡi ngựa đứng trước ba quân tại City Point, Virginia vào năm 1864. Hoặc ảnh Các nàng tiên trong khu vườn Cottingley, của hai chị em Elise Wright 16 tuổi và Frances Griffiths 10 tuổi, người Anh. Vào năm 1917, cô bé Elise đã dùng một cái máy ảnh đơn giản để chụp hình các sinh vật mà em cho là các nàng tiên đang vui đùa trong vườn nhà. Nhìn bức ảnh này, nhiều người đến nay vẫn cho nó là thật vì sự tự nhiên, thánh thiện. Nhà văn Arthur Conon Doyle, tác giả của cuốn thám tử Sherlock Homes thậm chí còn viết bài để ca ngợi nó, thế nhưng đây cũng là một tác phẩm cắt dán. Bức ảnh Gia đình Daquilla của A. Werner cũng là một sản phẩm thủ công. Ảnh đặc tả bốn người cùng đứng chụp chung song có đến ba người lơ lửng vì chân không chạm đất. Điều ấy chỉ có thể là họ đã được cắt từ một bức ảnh rồi dán vào một bức ảnh khác và nó là ý tưởng của các hiệu ảnh thương  mại những năm đầu thế kỷ 20 cho phép các thành viên gia đình có thể bên nhau nhưng thực tế họ không ở đó.Phải gần một trăm năm sửa chữa trên bàn giấy thì tới cuối thập niên 90, thế giới mới có ảnh sửa trên máy tính cùng thuật ngữ Adobe Photoshop.
 anh
Hết đường. Ảnh: Erik Johansson
 Tuy nhiên, đến nay Photoshop chỉ là một trong rất nhiều công cụ và phần mềm làm ảnh. Khác với các loại ảnh thường, mọi khâu ở ảnh thủ công gần như đều được làm tại chỗ trên máy và tùy theo ý tưởng của tác giả, chứ không dựa trên thực tế, trong đó người ta có thể dùng các công cụ biên tập hậu kỳ để thêm thắt, cắt gọt, đảo lộn trật tự, quy luật. Ảnh thủ công cũng không giới hạn trong một nội dung hay một hình thức nhất định, mà là một không gian mở, cho phép chuyển tải mọi thứ.
Trong một thứ lại có một thứ khác, nói theo dân gian là trong một thế giới lại có một thế giới và bất kỳ sự vật nào cũng có thể thành đối tượng phản ánh. Cho ra một sản phẩm vừa thật vừa ảo cùng những yếu tố siêu linh, cổ quái. Trong khi sáng tác, họ cũng dùng các thủ pháp như nghệ thuật sắp đặt, trừu tượng, nhân cách hóa, cường điệu hoặc ẩn dụ để thể hiện các ý tưởng như sự mơ mộng, huyễn hoặc, viễn tưởng, châm biếm, mỉa mai... Kết quả là nó không còn là một khoảng khắc của ánh sáng nữa mà là một câu chuyện ly kỳ cho thấy ma thuật và cả những điều huyền diệu có thể xảy ra trong cuộc sống. Giới trẻ hiện nay là những người làm ảnh thủ công nhiều nhất do có nhiều ý tưởng táo bạo, và nhiều người đã thành công trở thành các chuyên gia trong ngành giải trí được yêu mến. Một ví dụ như nghệ sỹ trẻ Erik Johansson, người Thụy Điển. Bằng khả năng chụp ảnh và xử lý Photoshop điêu luyện, anh có thể biến mọi thứ theo ý muốn, tạo nên những phong cảnh bi hài mà lôi cuốn. Nhờ anh, đất cát có thể trôi chảy như nước, làng mạc bồng bềnh trên biển trong những cái chai thủy tinh hay nằm trên lưng tôm cá, những con đường trở thành một chiếc khăn tay, một vũng nước sau nhà trở thành biển cả… Với quan niệm cảnh chỉ như một tờ giấy và ta có thể cắt gập, khâu vá từng phần lại, mỗi tác phẩm của anh là sự đan xen tinh tế của hơn 130 lớp.Một tác giả nổi tiếng nữa là nghệ sỹ Nicholas Hendrickx, người Bỉ với sáng tác dành cho một con ruồi và đặc tả nó trong các hoạt động của người khi thì đọc sách, khi thì đi xe đạp, lướt ván, nặn tuyết, đánh đàn, sưởi nắng,…
 
Giải thoát. Ảnh: Erik Johansson 
anh 
Mr Fly tập bơi. Ảnh: Nicholas Hendrickx 
 Trong một lần ra vườn chụp hoa xuân, chàng sinh viên công nghệ web Nicholas bấy giờ tình cờ bắt gặp ngài Gerald Fly đang đậu trên một đóa hoa rất đỏm dáng, và anh đã nảy ra ý định xây dựng nó thành hình tượng một người nổi tiếng, có nhiều xuất thân, nghề nghiệp, thú chơi. Để phụ họa, anh còn làm ra các vật dụng cho Mr Fly dùng. Mục đích là làm mọi người vui cười và nhìn nhận cuộc sống tươi đẹp hơn, cho dù đó là những gì xấu xí và các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu. Bộ ảnh có tên Chuyến phiêu lưu của Mr Fly đã xuất hiện trên nhiều tờ báo và sách ngữ pháp Anh. Cũng là ảnh chân dung song nghệ sỹ Zev Hoover, người Mỹ lấy nhân vật trung tâm là chân dung của chính em khi ấy mới 14 tuổi và một số người trong gia đình để làm ra một bộ ảnh siêu thực khắc họa những con người tí hon trong thế giới vật chất khổng lồ. Sau khi chụp riêng từng việc hàng ngày của gia đình ở Natick, Massachusetts, Mỹ, em đã dùng Photoshop để lồng ghép chúng với nhau cho ra các hình người tí hon cưỡi máy bay giấy, cưỡi sóc chó, cầm lông chim hay lá khô chao lượn, chạy nhảy trên những cọng rêu nấm, ngồi trên những lá thư đọc chuyện của cha mẹ…
anh 
Mr Fly chơi xích đu. Ảnh: Nicholas Hendrickx
anh  
Che đậy. Ảnh: Erik Johansson 
 Bộ ảnh có tên Anh chàng bé nhỏ đưa người xem về một thế giới hoang dại khi mà con người còn quá bé nhỏ, ngây thơ và tò mò.Ngoài ra, còn rất nhiều chuyên gia về ảnh thủ công trong ngành quảng cáo như nhiếp ảnh gia Manuel Archain, người Argentina. Với mục đích biến những giấc mơ thành sự thật, như có thể quét rác khỏi đầu hay xây dựng các thành phố mini trên bàn ăn, anh đã cố gắng tạo nên một thế giới hài hước và siêu thực trong đó ta có thể kiếm soát mọi thứ. Hoặc nhiếp ảnh gia Riccardo Bagnoli, người Italia. Các tác phẩm của anh lấy cảm hứng từ các bộ phim sci-fi, nơi loài người được sinh ra từ các quả trứng và có năng lực siêu nhiên. Khuong Nguyen - một tác giả ở Paris, Pháp thường dùng các con vật và thậm chí là những đôi giày để xây dựng các câu chuyện cổ tích, đưa ta về với thiên nhiên. Erik Almas, ở San Francisco, Mỹ cũng có nhiều ảnh về phong cảnh với các hiệu ứng ánh sáng buổi sớm và mây gió thơ mộng. Qua LSD - một studio ảnh quảng cáo, hai nghệ sỹ Marco và Paolo, người Italia tại Milan cũng đã tạo nên nhiều loạt ảnh siêu thực ấn tượng, trong đó món mỳ được đặc tả ngon lành như một cô gái sexi, đôi giày hấp dẫn đến nỗi từ đất nhô lên cả trăm bàn tay muốn chạm vào nó, thậm chí lợn cũng có thể leo cây... La Souris sur le Gateau, phòng ảnh của hai nghệ sỹ Didier Rossigneux và Knapik Bridenne ở Paris, Pháp cũng có nhiều sáng tạo dễ thương và dí dỏm, đầy tính ẩn dụ như rừng cây là lá phổi của trái đất, đánh răng vừa có thể thơm miệng vừa có thể sạch tai… Phòng ảnh Staudinger + Franke của hai nghệ sỹ Robert Staudinger và Andrea Franke ở Vienna, Áo tương tự ca ngợi các sản phẩm dịch vụ, qua đó đôi môi được mọng và tươi mát như lá bạc hà, chiếc bánh được nướng vàng nhờ chiếc máy mà bên trong lả cả một đội ngũ đầu bếp tận tình rán, đảo, phết bơ, chỉnh độ phồng, nóng…

Tác giả bài viết: Chu Mạnh Cường