VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Điểm nhấn trong ảnh đen trắng

Đăng lúc: . Đã xem 12007 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Bố cục nhiếp ảnh
Điểm nhấn trong ảnh đen trắng

Điểm nhấn trong ảnh đen trắng

vuanhiepanh.com Hầu hết máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều được trang bị bộ lọc giúp tạo ra những bức hình đen trắng ngay sau khi chụp. Tuy nhiên, cách này thường không tạo ra đủ độ tương phản và không tái hiện được hết độ sâu của sắc đen trên nền ảnh. Vì vậy, nhiều nhiếp ảnh gia thường để camera chụp ảnh màu như bình thường rồi mới chuyển qua đen - trắng trên máy tính.
 
 
Không rực rỡ, cầu kỳ, ảnh đen trắng "giao tiếp" với người xem ở những dải tương phản đơn sắc và những điểm nhấn tạo nên cái "hồn"cho tác phẩm.

 1. Ảnh đen trắng cũng cần phải được xử lý kỹ càng trên máy vi tính. Đây là tác phẩm Bóng chiều của tác giả  Xuanchinh, đăng trong cuộc thi ảnh Khoảnh khắc hè 2010 do Số Hóa tổ chức.
 
Những thành tựu công nghệ trong hơn 10 năm trở lại đây đã đưa nhiếp ảnh chuyển sang kỷ nguyên kỹ thuật số với sự ra đời của hàng loạt thế hệ cảm biến điện tử và những ống kính độ nét cao. Nhiếp ảnh trở nên gần gũi và bình dân hơn. Nhưng có lẽ cũng do sự phổ biến và đơn giản của máy ảnh số mà nhiều giá trị cổ điển đã dần rơi vào quên lãng như: chụp ảnh pinhole hay nhiếp ảnh sử dụng phim... Khi các nhà sản xuất đang cố gắng để những chiếc camera của mình có khả năng tái tạo màu sắc chính xác nhất thì thể loại ảnh đen trắng vẫn tìm được chỗ đứng riêng trong lòng giới đam mê nghệ thuật. Không rực rỡ, không cầu kỳ, nhiếp ảnh đen trắng "giao tiếp" với người xem ở những dải tương phản đơn sắc và quan trọng nhất là những điểm nhấn tạo nên cái "hồn" thực sự cho tác phẩm.
Ảnh đen trắng không kén chọn thiết bị cũng như người chơi nhưng luôn cần sự sáng tạo và nhạy cảm. Một vài gợi ý sau sẽ giúp bạn khỏi bỡ ngỡ khi lần đầu làm quen với thể loại nhiếp ảnh cổ điển này.
  

1. Căn chỉnh trên máy

 
 
 
 Hầu hết máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều được trang bị bộ lọc giúp tạo ra những bức hình đen trắng ngay sau khi chụp. Tuy nhiên, cách này thường không tạo ra đủ độ tương phản và không tái hiện được hết độ sâu của sắc đen trên nền ảnh. Vì vậy, nhiều nhiếp ảnh gia thường để camera chụp ảnh màu như bình thường rồi mới chuyển qua đen - trắng trên máy tính. Các phần mềm xử lý cho phép người dùng thao tác trên từng tông màu riêng biệt và điều chỉnh cả độ tương phản giữa các vùng màu. Do đó, với một bức ảnh gốc ban đầu, bạn có thể tạo được vô số ảnh đen trắng khác nhau. Ngoài ra, nếu máy hỗ trợ, nên lưu file dưới dạng RAW. Ngoài những ưu thế do chứa nhiều thông tin hơn định dạng JPEG, ảnh RAW còn cho phép người dùng thay đổi khá dễ dàng những dữ liệu về màu sắc và cân bằng trắng. (Tham khảo cách “biến” ảnh RAW thành đen trắng)
Ảnh đen trắng có nhiễu (noise) thường diễn tả một số nội dung cụ thể như nỗi buồn, sự cô quạnh hay nỗi niềm hoài cổ. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, bạn nên chụp ảnh đen trắng với thiết lập ISO thấp nhất có thể để giảm thiểu nhiễu và đạt được độ nét lý tưởng. Một chút nhiễu hạt vẫn có thể thêm vào ở khâu hậu kỳ sau này.
 

2. Sử dụng kính lọc

 
 2. Kết hợp ảnh đen trắng với thể loại ngược sáng là cách thú vị để nhấn mạnh chủ đề. Ảnh Vũ khúc mùa hè của tác giả Samngoc59 đăng trong cuộc thi ảnh Khoảnh Khắc hè 2010 do Số Hóa tổ chức.
Kính lọc sắc có vai trò rất quan trọng đối với nhiếp ảnh đen trắng trên phim do chúng có thể thay đổi tông màu và tăng giảm độ tương phản. Với những bức ảnh với mảng trời tối sẫm còn những đám mây trắng bóc như nổi hẳn lên, tác giả đã cần đến một loại kính lọc sắc đặc biệt có tác dụng làm giảm độ sáng của nền trời và tăng gam xanh thẫm.
Kính lọc sắc có vai trò rất quan trọng đối với nhiếp ảnh đen trắng trên phim do chúng có thể thay đổi tông màu và tăng giảm độ tương phản. Với những bức ảnh với mảng trời tối sẫm còn những đám mây trắng bóc như nổi hẳn lên, tác giả đã cần đến một loại kính lọc sắc đặc biệt có tác dụng làm giảm độ sáng của nền trời và tăng gam xanh thẫm.
 
Khi công nghệ kỹ thuật số phát triển, kính lọc sắc dần mất đi chỗ đứng. Các phần mềm xử lý như Photoshop có thể giúp người dùng "phù phép" bức ảnh của mình theo nhiều tông màu khác nhau với mức độ đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn đam mê nhiếp ảnh đen trắng theo chủ đề phong cảnh hay chân dung ngoài trời, một số loại kính lọc hiệu ứng như CPL, ND, GND vẫn có tác dụng rất lớn.
  
 
 
 
 

3. Tập trung vào các vùng tương phản cao

 
 
 
 
Mắt người nhạy với ánh sáng và màu sắc. Khi những bức ảnh chỉ còn hai màu đen và trắng, tất nhiên, mọi sự chú ý của người xem sẽ tập trung vào nơi có cường độ sáng rất mạnh hoặc rất yếu. Vì thế, muốn tạo ra điểm nhấn trên ảnh đen trắng, nên khai thác các vùng có độ tương phản cao. Vị trí của các vùng màu này cũng phải tách bạch hẳn nhau nhưng không phân tán hỗn độn trong khung hình để tránh gây loãng ảnh. Kết hợp ảnh ngược sáng với ảnh đen trắng là một cách thú vị để nhấn mạnh chủ thể. Nhiếp ảnh đen trắng cũng có thể thực hiện được vào ngày trời nhiều mây do thể loại này phụ thuộc nhiều vào độ tương phản chứ không bị giới hạn bởi màu sắc và chất lượng ánh sáng.
 

4. Nhấn mạnh vào kết cấu đan xen

 
 3. Kết cấu đan xen làm nền và tạo đường dẫn trên ảnh chính là mảng tường phía sau với những hàng gạch xếp song song. Ảnh Gạch ra lò của tác giả Huulong đăng trong cuộc thi ảnh Khoảnh Khắc Hè 2010 doSố Hóa tổ chức. 
 
Tấm lưới với những lỗ nhỏ, các viên gạch trên tường hay những thanh sắt xếp ở khung cửa là một số ví dụ cho kết cấu đan xen theo kiểu texture. Trong nhiếp ảnh, kết cấu dạng này thường được khai thác rất hiệu quả để làm nền hoặc làm đường dẫn cho chủ thể nhờ sự phân bố đồng đều của các ô và các đường song song. Khi chuyển vùng texture sang đen trắng, độ tương phản giữa các mảng sáng tối sẽ tăng lên, tạo sự nhất quán và che đi điểm yếu do những mảng màu sắc khác nhau gây ra.
Tấm lưới với những lỗ nhỏ, các viên gạch trên tường hay những thanh sắt xếp ở khung cửa là một số ví dụ cho kết cấu đan xen theo kiểu texture. Trong nhiếp ảnh, kết cấu dạng này thường được khai thác rất hiệu quả để làm nền hoặc làm đường dẫn cho chủ thể nhờ sự phân bố đồng đều của các ô và các đường song song. Khi chuyển vùng texture sang đen trắng, độ tương phản giữa các mảng sáng tối sẽ tăng lên, tạo sự nhất quán và che đi điểm yếu do những mảng màu sắc khác nhau gây ra.
  
Tấm lưới với những lỗ nhỏ, các viên gạch trên tường hay những thanh sắt xếp ở khung cửa là một số ví dụ cho kết cấu đan xen theo kiểu texture. Trong nhiếp ảnh, kết cấu dạng này thường được khai thác rất hiệu quả để làm nền hoặc làm đường dẫn cho chủ thể nhờ sự phân bố đồng đều của các ô và các đường song song. Khi chuyển vùng texture sang đen trắng, độ tương phản giữa các mảng sáng tối sẽ tăng lên, tạo sự nhất quán và che đi điểm yếu do những mảng màu sắc khác nhau gây ra.
 
Tấm lưới với những lỗ nhỏ, các viên gạch trên tường hay những thanh sắt xếp ở khung cửa là một số ví dụ cho kết cấu đan xen theo kiểu texture. Trong nhiếp ảnh, kết cấu dạng này thường được khai thác rất hiệu quả để làm nền hoặc làm đường dẫn cho chủ thể nhờ sự phân bố đồng đều của các ô và các đường song song. Khi chuyển vùng texture sang đen trắng, độ tương phản giữa các mảng sáng tối sẽ tăng lên, tạo sự nhất quán và che đi điểm yếu do những mảng màu sắc khác nhau gây ra.
 

5. Bố cục

 
 Việc bố cục khung hình trong ảnh đen trắng cũng tương tự như đối với ảnh màu, nhưng sự khác biệt quan trọng nhất là bạn không thể sử dụng màu sắc để thu hút sự chú ý của người xem. Sự sáng tạo, chiều sâu nội tâm là những yếu tố luôn được đề cao đối với thể loại nhiếp ảnh cổ điển này. Hãy chú ý đến các mảng ánh sáng - bóng tối đối lập nhau và đặt chủ thể chính vào đó tăng hiệu quả nhấn mạnh.
 4. Chiều sâu nội tâm là yếu tố hàng đầu của nhiếp hản đen trắng.  Ảnh Nụ cười trong nắng của tác giả TuanMark, đăng trong cuộc thi ảnh Khoảnh Khắc Hè 2010 do Số Hóa tổ chức. 
 

Một bức ảnh đen trắng ấn tượng khác trong cuộc thi Khoảnh khắc hè 2010.

 
  
 
 
 
 


Nguồn tin: namhaiphoto.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close