Dần dần theo thời gian, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong những shot hình mà ánh sáng quá tồi hoặc chưa đủ tốt và đầu óc chẳng còn ý tưởng gì hay ho. Bạn có thể để dành ra hàng giờ chỉ để chuẩn bị lighting hoặc chụp thử trước khi vào “trận đấu” với model, vẽ ra các tư thế pose, lên concept…..và rồi vẫn xấu. Sau đó, chúng ta lại lên mạng tìm các lighiting setup khác để thử….cứ thế mãi vẫn chưa đẹp. Tới lúc này, cái chúng ta cần học không phải là lighiting setup mà là học cách sử dụng những gì chúng ta đang có để cho ra được hiệu ứng ánh sáng mong muốn hơn là theo 1 cách cứng nhắc.
Quá nhiều hoặc quá ít ánh sáng môi trường
Khi tôi chụp ngoài trời, tôi thường mix ánh sáng tự nhiên với ánh sáng nhân tạo. Nó sẽ giúp tạo ra 1 điểm nhấn và làm bức hình của chúng ta có được khối như chúng ta mong muốn. Vì vậy cân bằng được ánh sáng từ môi trường và điều chỉnh ánh sáng nhân tạo để tạo nên 1 shot hình cân đối về ánh sáng trên chủ thể và cả môi trường xung quanh.Như vậy chúng ta có 2 vấn đề cần giải quyết:
- Cân bằng ánh sáng môi trường: Sử dụng Shutter speed.
- Cân bằng sáng flash: Sử dụng khẩu độ.
Ánh sáng không phù hợp với khuôn mặt
Trong hầu hết các lĩnh vực của nhiếp ảnh đều có con người(model), khi có sự xuất hiện của mẫu, điều đầu tiên chúng ta quan tâm là khuôn mặt của mẫu vì đó là nơi truyền đạt cảm xúc và nội dung chính. Tôi nhận ra rằng ánh sáng gắt chỉ phù hợp với các khuôn mặt góc cạnh, trong khi đó ánh sáng mềm sẽ phù hợp hơn với các khuôn mặt hơi tròn và không góc cạnh.Ở bức ảnh dưới này, tôi sử dụng 1 beauty dish trên đầu của mẫu với khuôn mặt không có góc cạnh, kết quả là ánh sáng trên mặt của mẫu nhìn rất dại và chói.
Sử dụng boomset
Tôi đã đọc nhiều tài liệu, nhiều bài viết và tôi biết boom set là 1 thành phần quan trọng nhưng mặc dù tôi đã thử bằng cách treo đèn trên trần nhà, dùng xương cá….. nhưng chúng đều có 1 yếu điểm là không thể di chuyển tùy thích…và boom set giải quyết nó rất gọn nhẹ. Tôi thích cách và hướng ánh sáng từ boomset, nó cho ra hiệu ứng rất cuốn hút. Nếu bạn đã từng xem các BTS của các shot chụp cầu kì công phu thì bạn sẽ thấy ko thể thiếu được thành phần này.Đặt nguồn sáng quá xa đối tượng
Việc này sẽ làm cho ánh sáng trở nên rất gắt, tạo bóng đổ mạnh trên mẫu. Nếu bạn xem qua các BTS thì bạn sẽ thấy là tôi đặt các modifier rất gần với mẫu, điều này sẽ giúp cho ánh sáng trở nên mềm mại hơn rất nhiều. Thậm chí nếu bạn nhìn vào hầu hết các shot RAW của tôi thì bạn sẽ thấy có cả modifier trong đó – cái sẽ được clone đi trong PS rất dễ dàng.Quá lạm dụng nhiều nguồn sáng
Qui tắc là bạn nên thử với từng light một cho tới khi đạt được hiệu ứng. Đơn giản là khi bạn sử dụng quá nhiều nguồn sáng, ánh sáng sẽ giao thoa với nhau tạo ra các hiệu ứng không mong muốn, thậm chí gây lóa, làm ảnh mất trong trẻo. Bạn có cần tới 6 nguồn sáng cho 1 bức ảnh ??? Trong hầu hết các trường hợp thì Ko, chỉ 3 light là đủ(1 nền, 1 fill, 1 main)Luôn dùng fill light
Fill light là để fill bớt vào vùng shadow, thông thường đó là các refector. Sử dụng chúng sẽ làm giảm bớt các vùng shadow trên khuôn mặt, tạo sự cân bằng và cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác hậu kì. Nhiều nhiếp ảnh gia luôn đặt reflector dưới mặt của mẫu để hắt bớt lại ánh sáng hoặc đặt ở phía đối diện của nguồn sáng.Thi thoảng mọi thứ sẽ không như ý muốn, lúc đó hãy thử lần lượt và làm đi làm lại, mỗi bước bật thêm 1 light, thay đổi các góc reflector, từng chút 1 để quan sát hiệu ứng, từ đó chúng ta mới hiểu được các thức bố trí và sắp đặt cũng như vai trò của từng thành phần trong 1 lighting setup.
Ý kiến bạn đọc